Rủi ro khi lạm dụng truyền dịch ít người biết

Nhiều người hễ mệt mỏi, cảm cúm là lại nhanh tay gọi nhân viên y tế đến nhà để truyền dịch. Họ nghĩ đó như là thần dược mà không có tác dụng phụ.

Rủi ro khi lạm dụng truyền dịch ít người biết

Gần đây, vụ việc một sinh viên tử vong khi truyền dịch tại một phòng khám đa khoa ở TP Hồ Chí Minh như thêm hồi chuông cảnh tỉnh tới những người thường xuyên dùng biện pháp này để nhanh khỏi bệnh.

Chia sẻ với Pháp luật TP Hồ Chí Minh, bác sĩ Âu Thanh Trùng, Trưởng khoa Khám bệnh BV ĐH Y Dược TP.HCM cho biết nhiều người khi mệt mỏi chỉ mong truyền dịch để nhanh khỏi bệnh là quan niệm sai lầm cần loại bỏ.

Truyền dịch hay “nước biển” là truyền dung dịch có chất hòa tan như đường, chất đạm, chất béo, một số dung dịch chứa chất điện giải như natri clorua, kali clorua, bicabonat... Ngoài ra có những chế phẩm đặc biệt như dịch truyền abumin, dịch truyền có yếu tố đông máu, tiểu cầu…

Rui ro khi lam dung truyen dich it nguoi biet - Anh 1

Trong thực hành hằng ngày, những chỉ định truyền dịch bao gồm: truyền dịch dinh dưỡng hoặc bù điện giải cho người bệnh trước hoặc sau mổ, đặc biệt mổ các bệnh lý của ống tiêu hóa, người bệnh bị hôn mê, rối loạn nuốt hoặc các bệnh lý thực quản, dạ dày mà người bệnh không ăn uống được, truyền dịch bù điện giải ở người bệnh bị rối loạn điện giải, truyền dịch bù nước và điện giải ở người bệnh bị phỏng, nôn ói hoặc tiêu chảy, truyền dịch ở người bệnh bị sốt xuất huyết nặng...

Những trường hợp đặc biệt như truyền albumine ở người bệnh xơ gan, truyền yếu tố đông máu cho người bệnh bị rối loạn đông máu, truyền tiểu cầu cho người bệnh bị xuất huyết giảm tiểu cầu…, bác sĩ Tùng cho biết

Theo các bác sĩ, tỷ lệ người bị sốc do truyền dịch không cao nhưng vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân dịch truyền dù là đường glucose thì vẫn thành chất lạ với cơ thể. Phản ứng phản vệ sau tiếp xúc vật lạ có thể xảy ra tức thì, trong một vài giây hoặc vài giờ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh rất dễ tử vong, VnExpress cho biết.

Theo đó, PGS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khẳng định dịch truyền chỉ phát huy tác dụng khi đúng chỉ định. Đó là những trường hợp sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước; người bệnh không thể ăn, uống được. Lạm dụng việc truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm, hại nhiều hơn lợi.

Trong trường hợp bắt buộc phải truyền dịch thì người bệnh nên thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu sốc phản vệ. Nhân viên y tế phải có chuyên môn xử trí sốc phản vệ, có kinh nghiệm lâu năm, kèm theo đó là phương tiện, dụng cụ cấp cứu tại chỗ. Bác sĩ cũng phải rất thận trọng khi chỉ định truyền dịch để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra với người bệnh.

Theo ĐS&PL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ