Rửa trái cây có loại bỏ được thuốc trừ sâu?

GD&TĐ - Một nghiên cứu cho thấy, việc rửa trái cây là không đủ để loại bỏ các hóa chất độc hại và dư lượng thuốc trừ sâu.

Việc gọt vỏ có thể loại bỏ hiệu quả hầu hết thuốc trừ sâu,
Việc gọt vỏ có thể loại bỏ hiệu quả hầu hết thuốc trừ sâu,

Được công bố trên tạp chí Nano Letters của Hiệp hội Hoá học Hoa Kỳ, nghiên cứu này bổ sung thông tin vào cuộc tranh luận về rủi ro sức khỏe do thuốc trừ sâu.

Như nghiên cứu đã nêu, hoạt động vệ sinh không thể loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu. Các nhà nghiên cứu lưu ý, thuốc trừ sâu thẩm thấu sâu qua lớp vỏ và đi vào táo. Tuy nhiên, khi loại bỏ vỏ táo và lớp cùi táo trên cùng, tình trạng ô nhiễm đã giảm đáng kể.

Dongdong Ye, giáo sư tại Khoa Vật liệu và Hóa học Trung Quốc thuộc Đại học Nông nghiệp An Huy, tác giả của nghiên cứu, cho biết:

"Thay vì gây ra sự lo lắng không đáng có, nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, việc gọt vỏ có thể loại bỏ hiệu quả hầu hết thuốc trừ sâu, trái ngược với phương pháp rửa thường được khuyến nghị".

Vào tháng 5, Consumer Reports phát hiện, mức độ thuốc trừ sâu đáng lo ngại gây ra “rủi ro đáng kể” cho người tiêu dùng trong 20% ​​các loại trái cây và rau quả mà họ thử nghiệm.

Tổ chức phi lợi nhuận này đã kêu gọi Cơ quan bảo vệ môi trường cấm thuốc trừ sâu organophosphate và carbamate và hạ thấp giới hạn thuốc trừ sâu cho phép.

Các chuyên gia lưu ý, lợi ích sức khỏe của chế độ ăn đồ tươi lớn hơn rủi ro tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Tuy nhiên, những người muốn hạn chế tiếp xúc nên lựa chọn loại bỏ thuốc trừ sâu và ăn thực phẩm hữu cơ.

Theo NY Post

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nga lập nồi hầm Pokrovsk và Mirnograd

Nga lập nồi hầm Pokrovsk và Mirnograd

GD&TĐ - Với một cuộc tấn công nhanh chóng ở phía bắc Mirnograd, Quân đội Nga đã lập một nồi hầm lớn với 2 thành phố Pokrovsk và Mirnograd ở vùng Donetsk.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Trump đe dọa nghiêm khắc

GD&TĐ -Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 đã lên tiếng cảnh báo nghiêm khắc đối với Nga nếu không đạt được thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày.

Người dân Stockholm phân loại rác theo các đường ống xử lý rác thải.

Cuộc đua đô thị 'không rác thải'

GD&TĐ - Từ Stockholm, Singapore đến Seoul, những đô thị phát triển hàng đầu thế giới đang hướng đến mục tiêu 'không rác thải' (zero waste).

Minh họa/INT

Bài học từ… lũ trẻ hư

GD&TĐ - Thật ngạc nhiên khi lời nói đầu của cuốn truyện 'Lũ trẻ hư nhất quả đất' có dòng khuyến cáo in hoa 'ĐỪNG ĐỌC'...