Rộn ràng sắc xuân

GD&TĐ - Sắc xuân tươi thắm đang về trên cánh đồng trồng hoa, cây cảnh của huyện An Dương, TP Hải Phòng. Bên những vườn đào chúm chím nụ hồng, chùm quất chín mọng trĩu cành hay những luống hoa lay ơn đang vươn lên chuẩn bị bung nụ là tiếng cười nói rộn ràng, đon đả đón khách thăm quan, mua sắm cây lộc chơi xuân của chủ nhà vườn.

Rộn ràng sắc xuân

Tràn ngập sắc hoa

Huyện An Dương, TP Hải Phòng nổi tiếng nhiều đời nay với nghề trồng hoa, cây cảnh. Mỗi dịp Tết đến, xuân về không khí tại các ngả đường dẫn ra cánh đồng hoa đều vô cùng nhộn nhịp.

Nhu cầu chơi hoa, cây cảnh của người dân dịp Tết ngày càng lớn. Huyện An Dương hiện không chỉ là nguồn cung cấp hoa, cây cảnh cho người dân thành phố Hải Phòng mà còn cho thương lái các tỉnh miền Trung.

Năm nào cũng vậy, độ ngoài rằm tháng 12 âm lịch, lượng khách đến với các nhà vườn để thăm, mua cây cảnh về chơi xuân rất đông. Anh Bùi Viết Dân, chủ nhà vườn trồng hoa nổi tiếng tại thôn Đồng Dụ, xã Đặng Cương cho biết: Vườn có khoảng 500 gốc đào, mỗi năm cho thu nhập khá ổn định. Để có được những gốc đào to, dáng đẹp anh Dân cất công đi tận Mộc Châu, Sơn La mua đem về ghép với mắt đào Nhật Tân. Qua nhiều công đoạn kỹ thuật khác nhau để tạo ra một thứ đào mang đặc trưng riêng của nhà vườn.

Thời tiết thuận lợi nên người trồng đào, quất cảnh của huyện An Dương vui mừng. Họ mong chờ một mùa hoa bội thu, mang đến một cái Tết ấm áp, an vui.

Anh Dân vui vẻ nói: Để có được nguồn thu từ những gốc đào cảnh, quanh năm người dân làng tôi phải lặn lội ngoài cánh đồng. Chúng tôi ăn cùng cây, ngủ cùng cây và vui cùng cây.

Để những cây đào cảnh đẹp, nở hoa đúng độ Tết đòi hỏi người trồng đào phải có kỹ thuật chăm bón, tỉa lá, ém cây chuẩn xác. Theo kinh nghiệm lưu truyền từ đời cha ông để lại, muốn cho đào nở hoa vào đúng vào dịp Tết, quất khoe vàng rực rỡ đúng thời gian thì phải chú trọng hơn ở việc ngắt lá, tỉa cành, kịp thời điều tiết quy luật để cho hoa nở theo ý muốn, không để đào nở quá sớm hay quá muộn. Làm được điều này người chăm sóc đào phải thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết những ngày cuối năm để ngắt cành cho phù hợp.

Cạnh nhà vườn của anh Dân, hộ ông Nguyễn Đình Phi cũng nổi tiếng với cây đào to, thế đẹp được nhiều khách ưa thích. Ông Phi chia sẻ: Nghề trồng hoa đào cũng tỉ mỉ như việc chăm sóc con thơ, các động tác chăm sóc hết sức nhẹ nhàng để không làm gẫy cành, xước thân hay rụng mắt. Khâu chăm bón khá quan trọng để quyết định người trồng hoa biết mình có thắng lợi trong thu hoạch hay không.

Để có gốc đào đẹp, người dân ăn, ngủ cùng cây
  • Để có gốc đào đẹp, người dân ăn, ngủ cùng cây

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Huyện An Dương có làng nghề hoa cây cảnh thôn Đồng Dụ và Tri Yếu (xã Đặng Cương), thôn Kiều trung (xã Hồng Thái), thôn Minh Kha (xã Đồng Thái). Trong đó làng nghề cây cảnh Kiều Trung, xã Hồng Thái đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Sản phẩm chủ yếu của các làng nghề là hoa, đào, quất cảnh, hải đường, lay ơn, hoa hồng leo cổ, bon sai. Số lượng sản phẩm tiêu thụ đạt 85 - 90%, tập trung chủ yếu vào dịp Tết Nguyên đán. Trong những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư trồng các loại hoa ngắn ngày như ly, cúc… góp phần đa dạng sản phẩm hoa, cây cảnh cung cấp cho thị trường.

Các làng nghề trên địa bàn huyện An Dương thu hút được khoảng 1.300 hộ tham gia sản xuất với khoảng 3.000 lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập bình quân 5 - 7 triệu đồng/người/tháng, mang lại hiệu quả giá trị hàng hóa cao.

Ông Lê Anh Quân, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Anh Dương trao đổi: Thu nhập của người dân từ việc trồng hoa, cây cảnh khá cao. Năm 2017, nguồn thu của người dân các làng nghề hoa trên địa bàn huyện tăng 60 tỷ so với năm 2016. Đây là một tín hiệu mừng cho phát triển kinh tế địa phương. Có thể khẳng định, các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn.

Năm nay, người dân trồng hoa tại huyện An Dương phấn khởi khi thời tiết thuận lợi. Đợt rét cuối tháng 11 âm lịch vừa qua đủ dài và ít mưa tạo điều kiện cho cây cảnh lên nụ và bắt đầu nở hoa khi tiết trời ấm trở lại.

Ông Bùi Xuân Khải, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện An Dương cho biết: Huyện An Dương là nơi cung cấp nguồn hoa, cây cảnh chơi xuân cho người dân Hải Phòng và một số tỉnh thành khu vực miền Trung. Giá cây cảnh tùy theo từng loại cây và thế cây, với quất trung bình từ 200 nghìn đồng đến hàng chục triệu. Năm nay, nhiều gốc đào đẹp có giá từ 80 - 100 triệu đồng tập trung ở các nhà vườn nổi tiếng như: Bùi Viết Dân, Phạm Văn Sơn, Phạm Văn Việt, Nguyễn Văn Tiến...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...