Paskipaint là bức tranh được ra đời từ câu chuyện bi thương về gia đình một họa sĩ người Pakistan. Do phát hiện họa sĩ này ngoại tình, người vợ đã quá buồn bã mà tự tử chết. Hối hận với lỗi lầm của mình, người họa sĩ đã giam mình trong phòng suốt 1 tháng trời ròng rã, ngày đêm cặm cụi vẽ chân dung người vợ quá cố. Cuối cùng, bằng tất cả sức lực và tình yêu, ông đã hoàn thành xong bức tranh. Nhưng rồi đây cũng là lúc ông mãi mãi ra đi vì kiệt sức.
Người vợ hiện lên trong bức tranh với vẻ đẹp huyền bí và đầy ám ảnh, đặc biệt là đôi mắt. Nó xanh biếc và sâu thăm thẳm. Đôi mắt gợi lên buồn ai oán của cuộc tình đau khổ giữa 2 vợ chồng, đồng thời là nỗi thất vọng của người vợ khi bắt gặp chồng mình ngoại tình.
“Bức tranh tử thần” Paskipaint. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, bức tranh này không phải nổi tiếng vì đẹp mà vì hàng loạt câu chuyện kinh dị đằng sau đó.
Bắt nguồn từ cái chết của một người phụ nữ giàu có. Cảm động trước câu chuyện của người họa sĩ, bà đã quyết định mua bức tranh về và thường xuyên chìm đắm ngắm nhìn nó. Bỗng một ngày kia, bà nổi cơn điên, la hét đập phá đồ đạc trong nhà và luôn miệng hô: “Bà ta về rồi, bà ta về rồi”. Các bác sĩ cho rằng bà ta bị điên và đưa bà vào viện tâm thần. Hôm sau người phụ nữ này qua đời.
Không dừng lại tại đây, bức tranh này liên tiếp được mua đi bán lại qua tay nhiều người: một họa sỹ, một người thợ may, một tỷ phú, một nhân viên lập trình… Cũng như người đầu tiên, tất cả họ đều phát cuồng sau khi ngắm bức tranh và qua đời chỉ sau vài ngày. Chính vì thế, đã có rất nhiều biệt danh được đặt cho Pakipaint như “Bức tranh gây chết người”, “Bức tranh sát thủ”,…Người ta đồn rằng phải 2 người trở lên xem bức tranh thì mới không bị “ám”, cũng như không nên nhìn quá lâu vào đôi mắt của người phụ nữ nếu không sẽ phát điên.
Bức tranh được đồn đoán là nguyên nhân gây ra nhiều cái chết của những người sau khi ngắm nó. (Ảnh: Internet)
Cho đến nay, “bức tranh tử thần” Pakipaint là vấn đề đang gây tranh cãi của nhiều nhà khao học. Người ta không biết chính xác nó đang ở đâu và liệu những hiện tượng kì lạ do nó gây ra có thật hay không.
Câu chuyện về bức tranh này khiến nhiều người liên tưởng đến bản nhạc Gloomy Sunday (Tạm dịch: Ngày chủ nhật u buồn) liên quan đến vô số vụ tự tử của những ai sau khi nghe nó. Nước Anh đã từng ban một lệnh cấm đặc biệt đối với nó. Thậm chí có tới 15 quốc gia đã đâm đơn kiện buộc tội tác giả có liên quan đến những cái chết này. Ngay cả ông cũng tự kết liễu đời mình vì quá ám ảnh với đứa con oan nghiệt Gloomy Sunday vào năm 1968.
“Bản nhạc sát nhân” Gloomy Sunday. (Ảnh: Internet)