Rợn người hình ảnh bệnh nhân bị biến dạng khớp do mắc gout
Như Ngọc
Theo dõi báo trên
Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng cơ thể suy kiệt, nằm liệt giường và đau đớn, các khớp gối biến dạng nặng. Bệnh nhân được chẩn đoán bị gout mạn giai đoạn biến chứng hiếm gặp.
BV Đại học Y Hà Nội cho biết, vừa tiếp nhận bệnh nhân 47 tuổi (ở Hà Nội) bị suy thận - vô niệu/Gout mạn - biến dạng khớp nặng, nhiễm trùng hạt tophi, thiếu máu nặng.
Trước đó, khoảng 22h30 ngày 24/10, bệnh nhân được chuyển đến BV cơ thể suy kiệt, nằm liệt giường và đau đớn. Ngoài ra, các khớp gối của bệnh nhân bị biến dạng nặng.
Qua khai khác tiền sử, bệnh nhân cho biết nghiện rượu nặng và bị gout 20 năm. Theo các bác sĩ, đây là ca bệnh bị Gout mạn giai đoạn có biến chứng rất hiếm gặp.
Tay bệnh nhân bị biến dạng do biến chứng của gout
Gout là một bệnh khớp vi tinh thể, do rối loạn chuyển hóa các nhân Purin. Đặc trưng của bệnh là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay).
Các biểu hiện của bệnh gout thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính với các biểu hiện khớp đau đột ngột, dữ dội và sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm; cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào; khớp chuyển sang màu sưng đỏ; cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.
Các triệu chứng bệnh gout thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm và kéo dài vài giờ trong 1-2 ngày.
Hai chân bệnh nhân bị gout biến dạng
Nguyên nhân chính gây ra gout là do bệnh nhân thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa purine. Purine là chất có sẵn trong cơ thể, nhưng một số thực phẩm cũng chứa nhiều chất này. Nếu càng ăn nhiều purine, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh gout. Khi mắc bệnh gout, các cơn đau cấp có thể xuất hiện nếu bạn bị thương, mắc bệnh cấp tính.
Khi nghi ngờ bản thân bị gout, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kê toa và tư vấn cụ thể.
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn bệnh nhưng với các loại thuốc hỗ trợ và thói quen ăn uống lành mạnh, bệnh nhân gout có thể khống chế bệnh và có cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.
Dưới đây là hình ảnh của bệnh nhân gout bị biến chứng mà PV ghi nhận tại BV ĐH Y Hà Nội:
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.