Rối loạn tiêu hóa gây nguy cơ mắc bệnh Parkinson

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới đã phát hiện, các rối loạn tiêu hóa đặc biệt có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ TriNetX - một mạng lưới hồ sơ y tế điện tử toàn quốc của Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ TriNetX - một mạng lưới hồ sơ y tế điện tử toàn quốc của Mỹ.

Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng, chứng rối loạn thoái hóa thần kinh bắt đầu từ ruột.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gut.

Một trong những đặc điểm nổi bật ở bệnh Parkinson (PD) được cho là sự lắng đọng bất thường của thể Lewy, được tạo thành chủ yếu từ protein alpha-synuclein độc hại, không chỉ trong hệ thần kinh trung ương mà còn trong hệ thần kinh ruột - nơi kiểm soát đường tiêu hóa.

Việc những chất cặn này có thể được tìm thấy ở cả hai nơi đã khiến nhà giải phẫu học người Đức - Heiko Braak và các đồng nghiệp tại Phòng khám Mayo ở Arizona (Mỹ) đưa ra giả thuyết rằng, PD bắt đầu khi một tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc hệ tiêu hóa.

Sau đó, tác nhân đi vào hệ thống thần kinh trung ương thông qua dây thần kinh phế vị. Giờ đây, các nhà khoa học này đã thực hiện một nghiên cứu quy mô lớn để kiểm tra giả thuyết. Đồng thời, điều tra mối liên quan giữa tình trạng đường tiêu hóa và nguy cơ phát triển bệnh PD.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ TriNetX - một mạng lưới hồ sơ y tế điện tử toàn quốc của Mỹ, để so sánh 24.624 người được chẩn đoán mắc bệnh PD không rõ nguyên nhân với những người được chẩn đoán mắc các bệnh thần kinh khác như bệnh Alzheimer (19.046) hoặc bệnh mạch máu não (23.942).

Những người mắc bệnh PD được so sánh với những người trong các nhóm khác về độ tuổi, giới tính, chủng tộc và dân tộc cũng như thời gian chẩn đoán, nhằm so sánh tần suất các bệnh về đường ruột xuất hiện trong hồ sơ y tế điện tử trung bình 6 năm trước khi họ được chẩn đoán PD.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra giả thuyết của Braak theo một cách khác. Họ chia tất cả những người tham gia được chẩn đoán mắc bất kỳ bệnh nào trong số 18 tình trạng đường ruột thành nhóm riêng biệt.

Những người trong các nhóm này được ghép cặp với người mắc một tình trạng đường ruột cụ thể. Hồ sơ bệnh án của họ được theo dõi trong 5 năm để xem có bao nhiêu người phát triển bệnh PD hoặc một chứng rối loạn thần kinh khác.

Cả 2 phân tích đều chỉ ra rằng, 4 tình trạng đường ruột có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc PD so với vấn đề về thần kinh khác.

Dạ dày, khó nuốt và táo bón đều có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh PD cao hơn gấp đôi trong 5 năm chẩn đoán trước đó.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) không bị tiêu chảy có liên quan đến nguy cơ tăng 17%.

Theo các nhà khoa học, đây là nghiên cứu đầu tiên thiết lập bằng chứng quan sát đáng kể cho thấy, chẩn đoán lâm sàng có thể dự đoán cụ thể sự phát triển của bệnh Parkinson.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều học sinh thường xuyên uể oải và mất tập trung trong lớp vì thiếu ngủ.

Lớp học về giấc ngủ

GD&TĐ - Tại Trường Trung học Mansfield (Mỹ), lớp học về giấc ngủ đang thu hút sự quan tâm của học sinh, phụ huynh và giới chuyên môn.

Trẻ Trường Mầm non Thành Phố (Quận 3) tham gia tiết mục đồng diễn thể dục tại ngày hội phát triển Giáo dục mầm non chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: MA

Học lịch sử trên sân trường

GD&TĐ - Những ngày tháng 4/2025 trở nên sôi động khi học sinh từ mầm non đến THPT tại TPHCM có khoảng thời gian quý giá để cảm nhận về lịch sử dân tộc.

TS.BS Huỳnh Công Nhật Nam trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.

Dự đoán biểu hiện gen của ung thư

GD&TĐ - Số lượng bệnh nhân ung thư ngày càng gia tăng, đặt ra những thách thức trong việc quản lý bệnh một cách hiệu quả, chính xác, chi phí phù hợp.