Rối loạn miễn dịch hậu Covid-19

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Immunology đã báo cáo tình trạng rối loạn miễn dịch ở những bệnh nhân Covid-19 sau tám tháng nhiễm bệnh.

Ở nhiều bệnh nhân Covid-19, interferon tồn tại trong một thời gian dài sau khỏi bệnh.
Ở nhiều bệnh nhân Covid-19, interferon tồn tại trong một thời gian dài sau khỏi bệnh.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ tác động của vắc-xin hoặc biến thể Omicron đối với tình trạng này.

Nghiên cứu đã theo dõi một cách có hệ thống 147 người trong 8 tháng sau khi nhiễm Covid-19. Khoảng 20% trong số này đã trải qua các triệu chứng của Covid-19 kéo dài. Các mẫu máu được lấy từ tất cả người tham gia tại một số thời điểm trong nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu quan tâm đến cách hệ thống miễn dịch của mỗi bệnh nhân phản ứng trong những tháng hậu Covid-19.

Đồng tác giả của nghiên cứu - Chansavath Phetsouphanh cho biết: “Khi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tìm kiếm các protein trong huyết thanh. Những protein này, hay còn gọi dấu ấn sinh học, là bằng chứng của quá trình bất thường do một căn bệnh gây ra.

Chúng tôi đã phân tích 31 dấu ấn sinh học khác nhau mà chúng tôi nghi ngờ có thể được “kích hoạt” bởi Covid-19. Chúng tôi đã xác định được một tập hợp con nhỏ có liên quan đến hội chứng Covid kéo dài”.

So với nhóm đối chứng bao gồm người khoẻ mạnh hoặc bị nhiễm Coronavirus khác, 6 dấu ấn sinh học miễn dịch cụ thể đã tăng lên đáng kể ở bệnh nhân Covid-19. Đặc biệt, nghiên cứu ghi nhận hai loại tế bào miễn dịch được gọi là interferon vẫn ở mức cao đáng kể trong 8 tháng sau khỏi bệnh.

“Chúng tôi phát hiện thấy mức độ tăng liên tục của interferon loại I và loại III. Đây là loại protein mà tế bào tạo ra để phản ứng với sự hiện diện của virus. Những interferon này thường biến mất sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị Covid kéo dài, chúng tôi nhận thấy interferon tồn tại trong một thời gian dài”, nhà nghiên cứu Phetsouphanh giải thích.

Nhà nghiên cứu này đồng thời chỉ ra rằng, những thay đổi liên tục về miễn dịch không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh ban đầu. Trong khi Covid kéo dài đã được báo cáo với tỷ lệ cao ở những người phải nhập viện, khoảng 10 - 30% các trường hợp nhẹ đều có dấu hiệu của tình trạng này.

Nghiên cứu mới được thực hiện trên một nhóm người chưa được tiêm chủng bị nhiễm Covid-19 vào năm 2020. Vì vậy, ở giai đoạn này, vẫn chưa rõ liệu các biến thể mới như Omicron, hoặc mũi tiêm tăng cường có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng này hay không.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.