Trong mỗi bài học Địa lý, số liệu thống kê được dùng để làm sáng tỏ về mặt định lượng cho những sự kiện, hiện tượng nào đó nổi bật và có ý nghĩa chứ số liệu thống kê không phải là yếu tố quan trọng nhất mà sách giáo khoa Địa lý bắt buộc phải đề cập đến.
Bảng số liệu trong sách giáo khoa Địa lý lớp 9 được trình bày dưới hai dạng: Bảng số liệu đơn giản và bảng số liệu phức tạp. Dù được trình bày dưới dạng nào thì các bảng số liệu cũng thể hiện một hay nhiều ý nghĩa sau: Thể hiện quy mô các đối tượng địa lý (thông qua độ lớn của số liệu); Thể hiện cơ cấu của các đối tượng (thông qua mối quan hệ giữa các số liệu); Thể hiện sự thay đổi, chuyển dịch các đối tượng địa lý (thông qua các mốc thời gian). Căn cứ vào cụ thể từng bảng số liệu, kết hợp với việc xác định chính xác yêu cầu của bài tập để có phương pháp phân tích một cách hiệu quả.
Phương pháp phân tích bảng số liệu thống kê
a. Tính tỉ trọng (tỉ lệ %) trong cơ cấu tổng thể
Công thức tính:
Tỉ trọng của một đối tượng địa lý = giá trị của đối tượng Tổng giá trị×100 (đơn vị %)
b. Tính tốc độ tăng trưởng, tốc độ gia tăng (%)
Khi tính tốc độ tăng trưởng của một đối tượng địa lý, lấy năm đầu tiên đã cho trong bảng số liệu làm năm gốc để tính tốc độ tăng trưởng và có giá trị là 100%. Giá trị của các năm tiếp theo được tính theo công thức sau:
Tốc độ tăng trưởng của năm x=Giá trị của đối tượng năm xGiá trị của đối tượng năm gốc×100=(%)
c. Một số tính toán thường gặp khác trong xử lí số liệu bảng thống kê trong sách giáo khoa địa lý 9.
- Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) dựa vào tỉ suất sinh và tỉ suất tử (000)
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên=tỉ suất sinh-tỉ suất tử 10 (%)
- Một số công thức thường gặp khác trong xử lí các bảng số liệu ở lớp 9
Lưu ý: Có 3 trường hợp cần xử lí số liệu từ bảng số liệu cho trước. Thứ nhất là trong đề bài yêu cầu tính toán các đối tượng địa lý; Thứ hai là dạng bài tập bắt buộc phải xử lí số liệu trước khi vẽ biểu đồ; Thứ 3 là dạng bài tập nhận xét bảng số liệu hoặc nhận xét biểu đồ nhưng có sự mâu thuẫn giữa số liệu tuyệt đối với số liệu tương đối. Đối với dạng bài tập thứ nhất, tức là bài tập mà đề ra yêu cầu tính toán, học sinh cần phải viết công thức tính trước khi lập bảng mới. Còn hai dạng bài tập sau thì học sinh không cần phải viết công thức tính mà có thể tính toán trong giấy nháp rồi điền kết quả vào bảng mới.
Nhận xét bảng số liệu
- Nắm được mục đích làm việc với bảng. Tức là dựa vào câu hỏi và bài tập, học sinh cần phải xác định nhiệm vụ nhận xét bảng số liệu về nội dung gì, cần vận dụng những kiến thức nào để nhận xét và giải thích.
- Đọc bảng số liệu. Đọc tên bảng để xác định nội dung của bảng, đọc đơn vị tính của các số liệu trong bảng. Từ đó hiểu rõ các tiêu chí cần nhận xét trong bảng.
- Phát hiện mối quan hệ giữa các số liệu theo cột dòng và hàng ngang. Quá trình nhận xét cần chú ý: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất ở trong bảng; Tính liên tục của bảng số liệu, chú ý những điểm đột biến khi giá trị tăng hay giảm đột ngột; So sánh giữa giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối.
- Nhận xét khái quát trước rồi mới đi sâu vào các yếu tố chi tiết, cụ thể theo trình tự: khái quát đến cụ thể, chung đến riêng, cao đến thấp. Cần luôn bám sát vào yêu cầu của bài tập và kết quả xử lí số liệu để nhận xét và luôn có số liệu để minh chứng.
Kết quả
- Đối với học sinh: Việc nắm vững được kĩ năng phân tích các bảng số liệu trong việc học môn Địa lý làm cho học sinh có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về các vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội thông qua việc phân tích các bảng số liệu, đồng thời nắm được động thái cũng như dự báo được những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Việc học sinh có thể tự phân tích được các bảng số liệu không chỉ kích thích hứng thú các em trong việc học môn Địa lý mà còn giúp các em hiểu rõ được tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, xác định được vai trò, trách nhiệm của người chủ đất nước trong tương lai thông qua việc giáo dục lòng yêu tổ quốc, dân tộc. Đây là động lực giúp các em thêm say mê, hứng thú trong việc học tập các môn khoa học khác để thể hiện lòng yêu tổ quốc của người học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường.
- Đối với giáo viên: Khi nắm được kĩ năng nhận xét các bảng số liệu thống kê một cách nhất quán, nhất là các bảng phức tạp sẽ làm cho giáo viên tự tin hơn vào chuyên môn của mình, luôn chủ động tìm tòi ra các phương pháp phù hợp để trong quá trình giảng dạy mang lại hiệu quả cao nhất. Nắm bắt được việc phân tích số liệu thống kê một cách nhất quán, giúp giáo viên giải thích chắc chắn bản chất các vấn đề kinh tế - xã hội, tránh giải thích sai lệch, thậm chí thiếu tính thống nhất khi có sự sai khác về số liệu trong các sách giáo khoa in khác năm.
Bài học kinh nghiệm
Sau khi áp dụng các kĩ thuật dạy học trên trong việc giảng dạy các bài tập kĩ năng thực hành phân tích các bảng số liệu thống kê trong chương trình Địa lý lớp 9, tôi nhận thấy, học sinh có khả năng phân tích bảng số liệu một cách có hệ thống trong cả hai nhiệm vụ: làm minh chứng tường minh và sâu sắc hơn cho các đặc điểm địa lý kinh tế - xã hội được học, và qua việc phân tích bảng số liệu thống kê, học sinh có thể rút ra được một số kiến thức mới về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
Để các bài học Địa lý lớp 9 đạt hiệu quả hơn, qua thực tiễn dạy học, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm:
- Đối với giáo viên
Giáo viên cần nắm rõ quy trình, quy tắc phân tích số liệu thống kê, hướng dẫn cho học sinh tỉ mỉ, cẩn thận. Giáo viên cần phải thường xuyên cập nhật các kiến thức về đời sống xã hội trong nước và thế giới, vận dụng phù hợp để giải thích quá trình chuyển biến các đối tượng kinh tế - xã hội, tránh giải thích sai lệch để cho học sinh có những cảm nhận sai về thực tế.
Trong quá trình giảng dạy, để tăng hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng, giáo viên nên chủ động trình diễn các bảng số liệu qua bảng phụ hoặc các phương tiện dạy học tích cực khác như máy chiếu projector.
Tạo nhu cầu hứng thú và động lực học tập, không chỉ được thực hiện ngay lúc vào bài mà phải duy trì trong suốt tiết học.
Việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh cần phải phù hợp với nội dung bài học. Các hình thức dạy học cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong một tiết học làm cho hoạt động nhận thức của học sinh đa dạng, các em vừa được học thầy, học bạn, vừa có sự nổ lực của bản thân.
- Đối với học sinh
Học sinh là chủ thể của quá trình hoạt động dạy học. Để giờ học có hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ động tiếp nhận kiến thức đòi hỏi công tác học tập của học sinh phải:
- Luôn phải chủ động chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, nắm được nội dung chủ yếu của bài học, từ đó xâu chuỗi cũng như nhận biết được mối quan hệ giữa các kiến thức của bài học.
- Trong quá trình học tập, học sinh cần tích cực, chủ động tìm tòi và sáng tạo để quá trình lĩnh hội kiến thức có hiệu quả.
- Học sinh cần phải nắm vững các kiến thức xã hội, phải biết dùng lý luận và kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội. Học sinh cần chủ động, tích cực trong các hình thức học tập do giáo viên hướng dẫn và trong các hoạt động tự học, tự trải nghiệm.