Rèn luyện khả năng tính nhẩm nhanh, một biện pháp làm cho học sinh học toán vui hơn

Rèn luyện khả năng tính nhẩm nhanh, một biện pháp làm cho học sinh học toán vui hơn

Trần Đình Châu, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đặng Thu Thủy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Tính toán đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực cuộc sống, mặc dù không thể phủ nhận vai trò của máy tính bỏ túi nhưng trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày rất nhiều phép tính đơn giản cần phải tính nhẩm. Một trong những kĩ năng cần được rèn luyện trong suốt quá trình học toán đó là kĩ năng tính toán: tính nhanh, chính xác, hợp lý. Cần rèn luyện thói quen tự kiểm tra, đừng quá tin tưởng vào kết quả tính toán của máy tính.

Nhiều GV và các bậc cha mẹ HS cũng như mọi người lo lắng về khả năng tính toán của học sinh hiện nay, phần lớn các em lười tính toán (tính nhẩm, tính viết bằng tay) mà quá phụ thuộc vào máy tính bỏ túi, dù các phép tính rất đơn giản cũng bấm máy, làm cho khả năng tính nhẩm bị hạn chế.

Hiện nay có một số phần mềm (PM) giúp rèn luyện tính nhẩm rất hiệu quả, bài viết này xin giới thiệu cách cài đặt và sử dụng PM tính nhẩm Minute Math.     
 

Minute Math là một chương trình có dung lượng nhỏ, rất dễ sử dụng, có thể tải về máy từ đường link trang web của Công ty Công nghệ Tin học nhà trường http://vnschool.net/modules.php?name=Files&go=view_file&lid=196 hoặc http://www.esnips.com/doc/4e017061-3eb4-41d7-9641-12b3f7f0dbff/minutemath

Chương trình này giúp cho HS học toán và tạo phản xạ tính toán nhanh, phù hợp với HS cuối tiểu học và HS THCS. PM tính nhẩm không có chức năng tính toán thay cho người dùng mà chỉ đánh giá kết qủa tính nhẩm khi người sử dụng đã nhẩm và gõ vào máy. Phần mềm đòi hỏi người sử dụng phải tính nhẩm và gõ nhanh, liên tục đáp số của phép tính, máy cho biết ngay câu trả lời đúng hay sai (máy không tính toán hộ) do đó kích thích hứng thú học tập của HS và giúp rèn khả năng tính nhẩm.
 

 
Chương trình  này dễ cài đặt, dễ sử dụng và hình thức bài trắc nghiệm, các phép tính đưa ra một cách ngẫu nhiên, mỗi lần làm bài có thể chọn các phép tính khác nhau (cộng, trừ, nhân chia), chọn khoảng số tính nhẩm lớn dần, chẳng hạn lúc đầu chọn trong phạm vi 15, rồi tăng dần lên 20, 30, 50,... và chọn thời gian làm bài của mỗi câu rút ngắn hơn (chẳng hạn, từ chỗ chọn 15 giây cho mỗi câu, có thể bớt dần 10 giây rồi còn 5 giây...) nên không gây nhàm chán, người sử dụng có thể “luyện” nhiều để nâng cao thành tích của mình. Sử dụng Minute Math là một hình thức học mà chơi, nó gần như một trò chơi điện tử trên máy tính, vì vậy cho HS sử dụng phần mềm này vừa giúp các em rèn luyện khả năng tính nhẩm nhanh vừa hạn chế những trò chơi điện tử vô bổ khác.

Hình thức tính nhẩm trên PM này có sự hấp dẫn như một trò chơi điện tử. Đây là hình thức học mà chơi, có tính giáo dục cao, kích thích hứng thú, niềm say mê học tập của HS, làm cho học toán vui hơn. Sử dụng PM tính nhẩm này phải huy động đồng thời một số giác quan cho nên không những rèn luyện khả năng tính nhẩm mà còn giúp phản xạ nhanh, chuẩn xác qua việc gõ thật nhanh đáp số trên bàn phím máy tính. Việc định hướng đúng đắn cho HS sử dụng một số PM trắc nghiệm sẽ góp phần giúp HS yêu thích học môn toán hơn và từ bỏ dần các trò chơi điện tử vô bổ.

Qua thử nghiệm cho thấy, học sinh rất hào hứng tham gia tính nhẩm trên PM này. Các trường tiểu học và THCS có thể  thành lập các câu lạc bộ học sinh yêu thích tính nhẩm nhanh và hàng tháng, hàng kì có thể tổ chức cho các em thi tính nhẩm nhanh để khen thưởng cho HS tính nhẩm nhanh nhất của tháng, của học kì, của năm…tạo sự thi đua lành mạnh. Câu lạc bộ học tập là một trong các hình thức tăng cường các hoạt động tập thể của học sinh mà phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”  của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động đã và đang triển khai rộng rãi trong các trường phổ thông hiện nay.
PV
                                                                                      

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các hoạt động chứa đựng văn hóa dân gian sẽ giúp trẻ thấm nhuần hơn tinh thần yêu nước. Ảnh minh họa: ITN.

Cùng con gìn giữ giá trị truyền thống - Khơi dậy cảm xúc

GD&TĐ - Giáo dục lịch sử và lòng yêu nước cho trẻ được coi là nhiệm vụ cấp thiết không chỉ để bảo tồn giá trị truyền thống, mà còn chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ trong việc xây dựng nhân cách, nâng cao ý thức trách nhiệm với Tổ quốc.