Rể Tây viết thư “than thở” cách xưng hô của người Việt

Mặc dù phức tạp và đôi khi khó hiểu nhưng cách xưng hô trong quan hệ của người Việt biểu thị sự thân mật và truyền thống lễ nghi lâu đời.

Rể Tây viết thư “than thở” cách xưng hô của người Việt

Mới đây, một lá thư bày tỏ suy nghĩ về cách xưng hô của người Việt Nam trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia tộc của người nước ngoài có vợ là người Việt Nam đã khiến nhiều người phải suy ngẫm. 

Theo người đàn ông này thì tuổi tác không quyết định xưng hô trong mối quan hệ trong gia đình của người Việt. Tuy nhiên, với người lạ mặt lần đầu gặp mặt thì tuổi tác lại là yếu tố quyết định danh xưng.

Lá thư có đoạn viết: "Tôi còn nhớ, vào ngày giỗ dì vợ tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh, hai bên gia đình đến để họp mặt. Khi nói chuyện, các gia đình Việt thường rất quan trọng đến thứ bậc quan hệ họ hàng nên dường như mọi người đều biết nhiệm vụ của mình trong ngày giỗ. 

Những người phụ nữ có thứ bậc thấp trong gia đình thường người cần phải dọn dẹp, rửa bát đĩa. Mối quan hệ thường rất phức tạp, nhất là đối với những người đã bước vào cuộc hôn nhân thứ hai.

Người Việt Nam trọng lễ nghi nên trong xưng hô cũng phải tuần thủ những phép tắc chuẩn mực.

Người Việt Nam trọng lễ nghi nên trong xưng hô cũng phải tuần thủ những phép tắc chuẩn mực.

Nhân dịp này, mọi người đã giới thiệu với tôi về con gái riêng của chồng của chị em cùng cha khác mẹ với mẹ vợ tôi. Với một người 38 tuổi như tôi, tôi nghĩ mình nên gọi người ấy là bác, thậm chí là bà, nhưng thực tế tôi lại chỉ có thể gọi người ấy là chị. 

Chồng của chị ấy là người lớn tuổi nhất, ngồi nhấm nháp rượu vang đỏ, nhưng theo sơ đồ gia hệ thì lại là người có thứ bậc thấp nhất và tôi phải gọi là anh."

Theo người đàn ông này thì thứ bậc trong cách xưng hô rất quan trọng với người Việt và thường phải thực hiện đúng theo lễ giáo.

"Khi cả nhà sum họp trong bữa cơm thân mật, có một người đàn ông 35 tuổi bước vào và đó là cháu trai tôi. Đứa con gái 10 tuổi gọi tôi là ông và gọi đứa con trai 4 tuổi của tôi là chú. Vợ tôi là con cả trong gia đình, con trai của em gái cô ấy cũng phải gọi con trai tôi là anh mặc dù nó lớn tuổi hơn rất nhiều.

Người Việt Nam thường nói chuyện ở ngôi thứ ba, thứ tự của họ trong gia đình thường trở thành danh tính trong gia đình, ví dụ, một người nói chuyện chỉ cần xưng tôi, mẹ, con, chú, bác,….Điều này có lẽ rất hữu ích khi gặp họ hàng xa mà bạn không biết.

Xưng hô trong gia đình Việt Nam sẽ tạo nên sự thân mật với người tham gia đối thoại.

Xưng hô trong gia đình Việt Nam sẽ tạo nên sự thân mật với người tham gia đối thoại.

Tôi nhớ, có lần cũng trong buổi họp mặt gia đình, tôi có gặp một người phụ nữ trung niên, và đang có ý định hỏi tên người ấy thì vợ tôi nhún vai bảo chí cần nói: “Cháu chào bác” là được.Điều này thật đơn giản nhưng liệu nó có quá chung chung?

Khi hai người Việt Nam có cùng độ tuổi, và ngang hàng xã hội trong lần đầu tiên gặp mặt, họ có thể suy ra từ vẻ bề ngoài hay cách trò chuyện để biết ai lớn tuổi hơn. 

Trong dịp ghé thăm Hà Nội, tôi đến một tiệm bánh và người ấy đã nói: “Chào anh” và trong trường hợp này nó giống như Xin chào. Người phụ nữ đó 40 tuổi nhưng ban đầu tôi đã nói: “Chào em”.

Lá thư được đăng tải trong chuyên mục Letter from của tờ The Guardian và đã có rất nhiều nhận xét từ độc giả. Đặc biệt, một độc giả đã bình luận rằng:"Đó là lý do vì sao khi gặp mặt lần đầu người Việt Nam thường hỏi "Bạn/anh/chị bao nhiêu tuổi?"

Mặc dù nhiều người cho rằng cách xưng hô của người Việt quá phức tạp và khó hiểu nhưng một số khác lại thấy rằng nó rất thú vị. Nhiều ý kiến cho rằng cách xưng hô của người Việt Nam thể hiện sự gia giáo và gắn kết gia đình. Điều này cũng được ảnh hưởng và truyền lại từ lâu đời trong truyền thống gia đình Việt.

Cách xưng hô của người Việt rất độc đáo, nó có thể thay đổi linh hoạt tùy theo quan hệ vị thế và quan hệ thân hữu. Xưng hô thích hợp sẽ tạo thêm sự thân mật với người tham gia đối thoại và do đó dễ đạt được hiệu quả giao tiếp mong muốn.

Để đánh dấu khoảng cách xã hội, trong tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác người ta còn dùng hình thức hô gọi gồm cả chức vụ lẫn họ tên. 

Không giống như nước ngoài, mặc dù ở vị thế thấp hơn so với thầy nhưng học sinh vẫn có thể gọi: “James” hoặc “Mr. James”, nhưng ở Việt Nam khi gọi thầy giáo thì cần phải gọi: “Thầy James” hay “Phó giáo sư James” chứ không gọi trống không. 

Có thể nhiều người nước ngoài cho rằng việc này rườm rà và câu nệ nhưng lại góp phần tạo nên một nền văn hóa trọng lễ nghi của người Việt Nam.

Với một người nước ngoài khi đến Việt Nam và đặc biệt có mối quan hệ nào đó, họ có thể sẽ rất khó hiểu cách xưng hô mà người Việt ta thường sử dụng bởi nó khá rắc rối. Đối với người đàn ông viết lá thư này, có lẽ cũng vậy. 

Tuy nhiên, người rể nước ngoài của gia đình Việt Nam này đang từng ngày cố gắng hòa nhập bởi anh ta hiểu đây cũng là một trong những cách giúp anh hiểu văn hóa, truyền thống gia đình Việt.

Theo soha.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.