“Ramadan đẫm máu” sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến chống khủng bố

GD&TĐ - Vào cuối tháng Ramadan, ở một số nước Hồi giáo dấy lên làn sóng tấn công khủng bố. Cuộc khủng bố đẫm máu nhất ở Baghdad đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 người, nhưng bất ngờ nhất phải kể đến 3 cuộc khủng bố ở Ả-rập Xê-út, một đất nước vốn rất bình yên. 

“Ramadan đẫm máu” sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến chống khủng bố

Trong bối cảnh ấy, lòng căm thù IS trong thế giới Ả Rập dâng cao và rất có thể nó sẽ là động lực làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống khủng bố.

Khủng bố dã man

Ngày 4/7, những người Hồi giáo trên toàn thế giới tổ chức kỷ niệm lễ Eid al-Fitr, đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan. Tuy nhiên, tuần cuối cùng của tháng này đã bị ảnh hưởng bởi một loạt các cuộc tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Iraq và Ả-rập Xê-út. Vào đêm Chủ nhật, những kẻ khủng bố đã đánh một đòn mạnh vào Baghdad. Một kẻ đánh bom tự sát đã cho nổ tung một chiếc xe hơi ở trung tâm quận Karada. Số người chết, theo số liệu gần đây đã đạt đến 250 người, và có thể sẽ tiếp tục gia tăng, ngoài ra còn có 200 người bị thương. Trách nhiệm đối với các cuộc tấn công đã được tuyên bố bởi những kẻ khủng bố IS. Qua cuộc tấn công dã man này, IS cho thấy họ có thể đột nhập vào thủ đô Baghdad, trái tim của Iraq bất cứ lúc nào.

Tại Ả-rập Xê-út, chỉ trong ngày 4/7 (Ngày Quốc khánh nước Mỹ) liên tiếp ba vụ nổ đã xảy ra. Đầu tiên, một kẻ đánh bom tự sát cho nổ một thiết bị nổ gần Lãnh sự quán Mỹ tại Jeddah. Kết quả là hai cảnh sát bị thương. Sau đó, bên cạnh nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Al-Qatif ở phía Đông, nơi có phần lớn là người Shiite, một kẻ đánh bom tự sát khác đã cho nổ tung khối thuốc. Ngoài kẻ đánh bom cảm tử không có ai bị chết. Và vụ nổ cuối cùng xảy ra gần nhà thờ Hồi giáo của Nhà tiên tri ở Medina - một trong những thánh địa của Hồi giáo. Cuộc tấn công khủng bố này đã giết chết 4 quan chức an ninh.

Theo Washington Post, người ta đã nhìn thấy những dấu vết của IS qua chữ viết tay còn sót lại trên hiện trường. Thực tế, các cuộc tấn công đã được chỉ đạo nhằm chống lại người Mỹ, thành viên của các dân tộc thiểu số Shiite ở Ả-rập Xê-út và các cơ quan an ninh. Trước đó, lãnh đạo IS đã nhiều lần kêu gọi những người ủng hộ của họ sẵn sàng thực hiện các cuộc tấn công trong tháng Ramadan. Các vụ tấn công ở Ả-rập Xê-út đã dẫn đến lo ngại rằng, nhóm đang cố gắng để tăng cường vị thế của mình trong vương quốc, đe dọa sự ổn định của đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong thế giới Ả Rập.

Khắc sâu lòng thù hận, người Ả Rập đoàn kết bên nhau

Các cuộc tấn công trong thời gian lễ hội thánh Hồi giáo đã gây ra sự phẫn nộ trong thế giới Hồi giáo. Ngay cả nhóm Hamas (Palestine) cũng cực lực lên án hành động khủng bố dã man này. Trong một tuyên bố, Hamas khẳng định: Nổ bom ở Medina là “nổ bom vào tất cả các tín đồ Hồi giáo”. Đặc biệt là Iran, nước có quan hệ ngoại giao đối địch với Ả-rập Xê-út cũng lên án các hành động của các chiến binh IS. Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đã viết trên Twitter: “Không có bất kỳ “lằn ranh đỏ” nào mà những kẻ khủng bố không vượt qua. Người Sunni, Shiite đều là nạn nhân nếu chúng ta không sát cánh bên nhau…”.

Giám đốc Trung tâm Quan hệ đối tác của các nền văn minh, Viện Nghiên cứu Quốc tế của MGIMO (Nga) Veniamin Popov cho rằng: “Thực tế là trong thời gian Ramadan, IS đã kêu gọi chống lại tất cả những người không theo đạo Hồi - một sự vi phạm trắng trợn những nền tảng của đạo Hồi. Ramadan là yên lành, không giết chết những người dân vô tội. Hành động trên đã thể hiện âm mưu giết chết tất cả - người Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Ả-rập Xê-út. Khi Iran đang tích cực lên án các vụ tấn công, mở đường cho việc nhận thức rằng, đã đến lúc phải chiến đấu chống lại khủng bố tới giọt máu cuối cùng”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

GD&TĐ - Ung thư vú phủ bóng đen lên cuộc sống của vô số người trên toàn cầu, ảnh hưởng đến những người mắc bệnh và gia đình của họ.