Ra mắt phòng nghiên cứu quốc tế về trí tuệ nhân tạo và dữ liệu đa phương tiện

GD&TĐ - “Phòng nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu đa phương tiện” chính thức được ra mắt tại Học viên Công nghệ Bưu chính viễn thông (PTIT) vào ngày 27/5.

Thực hiện nghi thức khai trương phòng nghiên cứu.
Thực hiện nghi thức khai trương phòng nghiên cứu.

Ngày 27/5 tại PTIT, Naver (Công ty công nghệ hàng đầu của Hàn Quốc) và PTIT đã tổ chức Lễ ra mắt “Phòng nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu đa phương tiện”. Buổi lễ diễn ra dưới hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn sức khoẻ của các đại biểu.

“Phòng nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu đa phương tiện” là dự án hợp tác đầu tiên giữa tập đoàn Naver và PTIT. Với hoạt động này, PTIT sẽ chính thức tham gia “Vành đai Nghiên cứu và Phát triển AI toàn cầu (Global AI R&D Belt)” của Naver và là trường Đại học thứ hai tại Việt Nam tiếp nhận tri thức công nghệ cốt lõi do tập đoàn Hàn Quốc đưa đến.

Từ Hàn Quốc, Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn NAVER - ông Choi In Hyuk phát biểu: “Lựa chọn hợp tác với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là một bước đi quan trọng của Naver trong việc xây dựng Global AI R&D Belt. Cùng với sự hợp tác thành lập AI Center, chúng tôi hi vọng sẽ tạo nên một môi trường nghiên cứu, đào tạo AI hàng đầu tại Việt Nam.

Các quan khách tham dự buổi lễ.
Các quan khách tham dự buổi lễ.

NAVER đã và đang tận dụng các cơ hội đa dạng để trở thành một tập đoàn công nghệ quốc tế. Trong tương lai, Naver sẽ không ngừng mở rộng mạng lưới của mình, liên kết những nhân tài ở khắp mọi nơi để cùng phát triển và trở thành những người lãnh đạo về công nghệ AI toàn cầu”.

Trước khi Phòng nghiên cứu chính thức ra mắt vào 27/5, các chuyên gia công nghệ của PTIT đã phối hợp với những trưởng nhóm của Naver Labs Châu Âu thực hiện các dự án nghiên cứu đầu tiên. Dự kiến, những nghiên cứu này sẽ góp phần không nhỏ trong tiến trình công nghệ số hoá ở Việt Nam, đồng thời góp phần đưa đất nước hơn 96 triệu dân trở thành nhân tố toàn cầu về trí tuệ nhân tạo vào đầu thập kỷ tới.  

Giám đốc Học viện - ông Vũ Văn San cho biết: “Vành đai nghiên cứu và phát triển AI toàn cầu” của tập đoàn, cùng với những hoạt động nghiên cứu đang diễn ra tại PTIT, sự hợp tác và chia sẻ giá trí cốt lõi về AI từ Naver sẽ góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng “Quốc gia số thu nhỏ” của Học viện và cùng phát triển, tạo ra những công nghệ cao “make in Vietnam””.

Các hoạt động chính của Phòng nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu đa phương tiện bao gồm: Tổ chức các khoá học cho sinh viên gồm đào tạo về Embedded, IoT, AI, Big Data, Blockchain, Data; Tổ chức chương trình trao đổi sinh viên và giảng viên.Các sinh viên và giảng viên Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia hoạt động trao đổi do Naver sắp xếp; Chuyển giao và áp dụng các công nghệ, sản phẩm dịch vụ thế mạnh của Naver; Phát triển giáo trình mới và các chương trình đào tạo quốc tế; Cấp học bổng cho các sinh viên xuất sắc trong lĩnh vực AI của PTIT; Tiến hành dự án đồng nghiên cứu giữa Naver và PTIT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.