Ra mắt bộ sách Công tác xã hội trường học

GD&TĐ - Ngày 13/12, Khoa Công tác xã hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội nghị công tác xã hội trường học và ra mắt bộ sách Công tác xã hội trường học.

Bộ sách Công tác xã hội trường học
Bộ sách Công tác xã hội trường học

Dự hội nghị có ông Nguyễn Xuân An Việt- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT), lãnh đạo Trường Đại học Sự phạm Hà Nội, đại diện các tổ chức quốc tế cùng các chuyên gia, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các bạn sinh viên đến từ nhiều 20 trường đại học có đào tạo CTXH trong cả nước.

Báo cáo tại hội nghị, TS Pauline Memeduma đến từ Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã trình bày báo cáo “Child protection social work education - the need for a strategic education/training response in Vietnam” trình bày quan điểm về nguyên tắc vàng cho nhân viên xã hội là năng lực của nhân viên xã hội phải tỷ lệ thuận với nhu cầu của xã hội.

TS Nguyễn Hiệp Thương- Trưởng khoa Công tác xã hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

GS. Leticia Villarreal Sosa, học giả Fulbright đến từ Đại học Dominican, Hoa Kỳ trình bày báo cáo “Mô hình Công tác xã hội trong bối cảnh toàn cầu” đưa ra những khái quát về Công tác xã hội, bối cảnh Công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam.

Báo cáo đề cập đến một số nội dung: Công tác xã hội trường học là gì? Thực hành trong bối cảnh nhà trường; Hỗ trợ học sinh mọi mặt trong đời sống; Cầu nối giữa trường học, gia đình và cộng đồng. Báo cáo cũng chỉ ra các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh Việt Nam; các vấn đề SKTT thường gặp như vấn đề nội hoá (lo lắng, trầm cảm, cô đơn) và các vấn đề ngoại hoá (ADHD- tăng động giảm chú ý...)

Các đại biểu tham dự hội nghị

TS Nguyễn Tùng Lâm- Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội đã chia sẻ với Hội nghị hiệu quả áp dụng mô hình giáo dục đặc biệt, mô hình giáo dục không chọn lọc đầu vào. Báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị cho việc tổ chức CTXH trong trường học Việt Nam hiện nay dựa trên sự đảm bảo an toàn và công bằng cho mọi học sinh, mọi cấp học.

ThS. Đỗ Thị Trang- Trưởng phòng giáo dục và bảo vệ trẻ em của tổ chức Good Neigbour International với báo cáo “Phòng tham vấn 3C” của đã làm nổi bật tính chất 3C của nhân viên CTXH trong trường học. Với phương châm hành động: lắng nghe, thấu hiểu và để trẻ được là chính mình đã cho thấy những hiệu quả rất ý nghĩa của 3 phòng tham vấn tâm lí trường học đang được triển khai tại Hà Nội.

Bà Lê Hồng Loan- Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Quỹ Nhi đồng LHQ tại Việt Nam (UNICEF)

Báo cáo của cô giáo Chu Thị Huệ đến từ trường PTDTBT THCS Lãng Ngâm (Bắc Kạn) đã đem đến hội nghị không khí xúc động khi chứng kiến sự tiến bộ của các em học sinh dân tộc thiểu số với sự tham gia của cán bộ giảng viên, sinh viên khoa CTXH- ĐHSP Hà Nội dưới sự hỗ trợ của Tổ chức ChildFund tại Việt Nam.

TS. Ngô Vũ Thu Hằng- Hiệu trưởng Trường tiểu học thực hành Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) đã chia sẻ những hiệu quả thiết thực của sự tham gia thực hành CTXH của sinh viên khoa CTXH tại trường, từ đó mở ra nhiều hợp tác tiếp theo cùng những gợi mở về nhận thức đúng đắn của các nhà trường về vai trò của nhân viên CTXH trong trường học.

Đại biểu trình bày báo cáo tại hội nghị

Trong buổi lễ ra mắt bộ sách “Công tác xã hội trường học”, bà Lê Hồng Loan- Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Quỹ Nhi đồng LHQ tại Việt Nam (UNICEF) chia sẻ: UNICEF đã phối hợp với trường ĐHSP Hà Nội xây dựng tài liệu chuyên ngành về CTXH trong công tác bảo vệ trẻ em để đưa vào các môn tự chọn của chương trình Cử nhân CTXH.

Các tài liệu này tập trung vào cung cấp các kỹ năng giải quyết các vấn đề trẻ em gặp phải như bạo lực học đường, nghiện chất, nghiện Internet, hỗ trợ học sinh có vấn đề về SKTT, học sinh khuyết tật, học sinh ở các vùng dân tộc thiểu số. Dựa trên kinh nghiệm Quốc tế, UNICEF đưa ra những khuyến nghị với các cấp bộ ngành và các trường đào tạo để tiếp tục phát triển CTXH trường học tại Việt Nam.

 Lễ ra mắt Bộ sách Công tác xã hội trường học

Phát biểu đề dẫn tại lễ ra mắt cuốn sách, TS Nguyễn Hiệp Thương- Trưởng khoa Công tác xã hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - chia sẻ: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, và thực tế giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác xã hội, nhóm tác giả đã biên soạn tài liệu về công tác xã hội trong trường học từ năm 2017.

Sau 2 năm với sự nỗ lực của các thầy cô khoa CTXH cùng sự hỗ trợ của UNICEF, bộ sách đã ra đời và đã nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, học giả trong cả nước. Bằng sự tâm huyết nỗ lực, nghiêm cẩn trong chuyên môn của nhóm tác giả, bộ sách đã chạm đến những vấn đề nổi cộm của HS trong giai đoạn hiện nay với niềm hứng khởi và tinh thần cầu thị.

Bộ sách gồm 6 cuốn: Công tác xã hội với học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần; Công tác xã hội với vấn đề bạo lực học đường; Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet, Công tác xã hội với học sinh sử dụng chất gây nghiện; Công tác xã hội với gia đình, cộng đồng và hệ thống nhà trường; Tham vấn trường học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.