Quyền lợi thiêng liêng qua những phiếu bầu

GD&TĐ - Ngày mai 22/5/2015, chính thức diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. 

Quyền lợi thiêng liêng  qua những phiếu bầu

Từ những lá phiếu của mình, hơn 69 triệu cử tri sẽ lựa chọn những người có đức, có tài để bầu ra 500 đại biểu Quốc hội; 3.918 đại biểu HĐND cấp tỉnh; 24.993 đại biểu HĐND cấp huyện; 294.055 đại biểu HĐND cấp xã. Đi bỏ phiếu vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của công dân, mà có lẽ nổi bật nhất là ở quyền lợi - quyền rất thiêng liêng chọn người thay thế mình lãnh đạo đất nước, lãnh đạo địa phương trong giai đoạn tới.

Chia sẻ ngay trước thềm bầu cử, ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia - đã gửi tới cử tri cả nước thông điệp đáng chú ý về quyền lợi thiêng liêng của công dân qua lá phiếu. Người đứng đầu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, theo luật pháp, công dân có rất nhiều quyền và nghĩa vụ. Liên quan đến bầu cử, người dân có 3 quyền đặc biệt cũng là 3 nghĩa vụ:

Thứ nhất là mỗi công dân tự chăm lo cuộc sống của mình, gia đình mình để có cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Thứ hai, đóng góp vào sự phát triển toàn diện của đất nước, trong đó có nhiệm vụ góp phần bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba, góp phần bầu ra những người lãnh đạo đất nước đi lên.

Như vậy 3 quyền này rất là thiêng liêng. Một gia đình muốn hạnh phúc thì cha mẹ phải có trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Một đất nước muốn phát triển tốt thì người lãnh đạo phải có tâm huyết, có trí tuệ, tài năng để lo cho đất nước, lo cho quê hương.

Có thể nói, bầu cử là một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị xã hội của đất nước và mỗi địa phương, vì nó thể hiện quyền lực của nhân dân trong việc chọn ra người đại diện mình lãnh đạo địa phương và đất nước. Như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu bài viết này, đi bầu cử chính là thực hiện quyền rất thiêng liêng chọn người thay thế mình lãnh đạo đất nước, lãnh đạo địa phương. Điều đó đòi hỏi sự công tâm, sáng suốt của cử tri để chọn đúng người đại diện cho mình, cho cộng đồng và xã hội để tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ngược lại, bầu được người xứng đáng nhất đại diện cho mình cũng là mong mỏi của bất cứ cử tri nào.

Thời gian qua, các chương trình tiếp xúc cử tri đã được triển khai rộng khắp và chu đáo, tới tận các cụm dân cư. Những thông tin về từng ứng cử viên cũng đã được đề cập chi tiết qua hệ thống truyền thanh xã phường, thôn xóm. Sự quan tâm, trách nhiệm với lá phiếu của mình sẽ đòi hỏi cử tri dành thời gian tìm hiểu kỹ, cân nhắc và sáng suốt lựa chọn được những đại biểu xứng đáng nhất; không phải chỉ để đáp ứng sự trông đợi của cá nhân, mà còn là thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, với xã hội và cao hơn là với vận mệnh của đất nước, của địa phương mình.

Trao đổi với báo chí cách đây ít ngày, bên cạnh việc đặt niềm tin vào sự thông minh, sáng suốt của cử tri đối với lá phiếu bầu, PGS. TS Lê Minh Thông - Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia - cũng lưu ý một vấn đề hết sức quan trọng: Cần tăng cường kiểm tra, giám sát bầu cử để bảo đảm các ứng cử viên được bình đẳng, ngăn chặn trường hợp dùng tiền, dùng vị trí của mình để lấy phiếu cử tri… Để làm được điều đó, không phải chỉ có Hội đồng Bầu cử, Ban Bầu cử, Tổ Bầu cử giám sát hay các cơ quan thông tấn báo chí, mà tự bản thân mỗi cử tri cũng chính là những giám sát viên, bằng sự chủ động và bản lĩnh của mình, để cuộc bầu cử diễn ra công khai, công bằng và minh bạch; chọn ra được những đại diện xứng đáng, xuất phát từ những lá phiếu của lòng tin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.