Quy trình dạy học tiếp cận năng lực

GD&TĐ - GS.TS Nguyễn Đức Chính – nguyên Phó giám đốc ĐHQG Hà Nội - chia sẻ quy trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực.Đây cũng là tham khảo bổ ích giúp tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Quy trình dạy học tiếp cận năng lực

Quy trình được GS Nguyễn Đức Chính chia sẻ gồm: trước giờ dạy; giáo án (kịch bản giờ dạy); đánh giá sau giờ dạy, những câu hỏi giáo viên cần trả lời sau giờ dạy. Trước giờ dạy Trước giờ dạy, chọn một bài cụ thể tổ chức để toàn tổ thảo luận theo 6 nội dung như sau:

Câu hỏi giáo viên cần trả lời

Căn cứ

1. Nội dung bài mới là gì? Có hứng thú với học sinh không?

Sách giáo khoa, phân phối chương trình, chuẩn kiến thức - kĩ năng.

2. Những kiến thức cần để học bài học mới mà học sinh đã học ở các bài trước là gì? Có cần nhắc lại trước khi học bài mới không? Bằng cách nào? Có cần tạo hứng thú với bài học mới không? Bằng cách nào?

Bài học trước, kết quả kiểm tra (nếu có).

3. Mục tiêu cần đạt sau bài học là gì?

Hành vi hóa, khả thi, phù hợp với chuẩn, đối tượng học sinh, bối cảnh dạy học.

4. Tôi cần chuẩn bị những loại học liệu, phương tiện, công cụ nào cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, học sinh và bối cảnh dạy học?

Căn cứ số lượng và mức độ khó của mục tiêu.

5. Những loại hình hoạt động nào giúp học sinh chiếm lĩnh được mục tiêu, phù hợp với nội dung và học sinh của tôi? Có thể sử dụng những tình huống nào có thực tại địa phương để học sinh quan sát, giải thích…(để đạt mục tiêu)?

Căn cứ các hành vi được qui định trong mục tiêu để dự kiến các hoạt động, như mô tả, quan sát, nhận xét, phân biệt, so sánh...

6. Tôi cần chuẩn bị những hình thức đánh giá nào sau khi học sinh thực hiện xong một hoạt động và đạt mục tiêu?

Căn cứ các hoạt động chuẩn bị các câu hỏi, phiếu học tập, phiếu đánh giá…

Kết quả thảo luận 6 câu hỏi trên được ghi thành biên bản với nội dung đã thống nhất. Căn cứ biên bản các tổ viên soạn giáo án (kịch bản lên lớp theo mẫu cho dưới).

Giáo án

Với giáo án (kịch bản giờ dạy), GS Nguyễn Đức Chính gợi ý như sau:

Các hoạt động trên lớp:

Mục tiêu

Hoạt động

(HTTC, PP, PT, CC)

Thầy

Trò

Khởi động

Mục tiêu 1

Hình thức đánh giá mức độ đạt mục tiêu

Nhắc lại kiến thức nền

Tạo hứng thú

(Các hoạt động đã thống nhất)

Các hoạt động ứng với mục tiêu

Mục tiêu 2

Hình thức đánh giá mức độ đạt mục tiêu

Mục tiêu 3

Hình thức đánh giá mức độ đạt mục tiêu

Mục tiêu 4

Hình thức đánh giá mức độ đạt mục tiêu

Các hoạt động ứng với mục tiêu

Hình thức đánh giá sau giờ dạy

Sinh hoạt đánh giá theo giờ dạy có thể sử dụng các câu hỏi thảo luận như sau:

Câu hỏi giáo viên cần trả lời

Căn cứ

1. Học sinh có hứng thú tham gia các hoạt động không? Các hoạt động có giúp học sinh chiếm lĩnh mục tiêu không?

Quan sát, hướng dẫn, phản hồi cho học sinh.

2. Nhịp độ các hoạt động có phù hợp với học sinh không? Có cần điều chỉnh không?

Quan sát, phản hồi,

3. Tôi có đánh giá được mức độ chiếm lĩnh mục tiêu học tập của cả bài không?

Đánh giá nhanh sau giờ học

4. Học sinh có biểu hiện sự vui vẻ, hài lòng sau giờ học không?

Quan sát, phỏng vấn nhanh

5. Tôi có hài lòng với giờ dạy của mình không?

Những câu hỏi giáo viên cần trả lời sau giờ dạy

Sau giờ dạy, giáo viên cần trả lời những câu hỏi sau:

Câu hỏi giáo viên cần trả lới

Căn cứ

1. Tôi cần cải tiến những gì cho giờ sau? Mức độ chiếm lĩnh mục tiêu của học sinh như thế nào?

Căn cứ kết quả đánh giá cuối giờ

2. Tôi cần thông tin gì cho những học sinh cụ thể? (Những học sinh chưa chiếm lĩnh đầy đủ các mục tiêu)

Qua quan sát, đánh giá.

3. Tôi cần bổ sung những gì cho bản thân?

Những lúng túng khi tư vấn cho những học sinh cụ thể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.