Quy kết trách nhiệm người đứng đầu bộ ngành như thế nào mới đúng?

Trong thời gian qua, ngành giáo dục liên tiếp xảy ra các vấn đề “nóng”, từ scandal gian lận thi cử của mùa thi năm 2018 đến các vấn đề bạo hành học sinh, xâm hại tình dục trong nhà trường liên quan đến người thầy. Các vấn đề này trở thành mối quan tâm của toàn xã hội và câu hỏi “trách nhiệm thuộc về ai” lại hướng đến Bộ trưởng Bộ GD &ĐT để tìm câu trả lời.

Quy kết trách nhiệm người đứng đầu bộ ngành như thế nào mới đúng?
khai-mac-ky-hop-thu_qfty

Không chỉ thời điểm này, trước đó khi những vụ việc “nóng” liên quan đến thầy giáo và học sinh, nhiều ý kiến đã đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD &ĐT. Hầu hết tâm thế của những người đặt câu hỏi đều muốn làm rõ trách nhiệm của Bộ GD &ĐT đối với các vấn đề hạn chế, tiêu cực liên quan đến ngành, lĩnh vực này.

Tại diễn đàn Quốc hội, một lần nữa, các vấn đề này lại được các đại biểu tổng hợp để đặt ra đối với người đứng đầu ngành giáo dục.

Trong phiên thảo luận và trả lời chất vấn trong những ngày qua, nhiều ý kiến về các tồn tại, hạn chế liên quan đến gian lận thi cử đã được các đại biểu Quốc Hội đặt ra để Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời cho cử tri cả nước. Bộ trưởng Bộ GD &ĐT cũng đã đăng đàn và “nhận trách nhiệm” đối với các vấn đề còn tồn tại, hạn chế của ngành giáo dục.

4_pzfm.

Ảnh minh họa.

Liên quan đến các gian lận thi cử, người đứng đầu ngành giáo dục cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế mà Bộ trưởng cho rằng, đó thuộc về trách nhiệm của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, đó là 3 nhóm vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách của ngành giáo dục, như: tổ chức xây dựng các phần mềm chấm thi trắc nghiệm vẫn còn lỗ hổng kỹ thuật để các đối tượng xấu có thể lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi; quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ ở một số khâu (nhất là khâu chấm thi) ở một số địa phương chưa chi tiết, hiệu quả chưa cao và vấn đề thứ ba là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ ở một số khâu tổ chức thi tại một số địa phương chưa sâu sát.

Đây có thể là một sự thẳng thắn, rõ ràng từ phía người đứng đầu ngành giáo dục. Tuy nhiên, không ít người không hài lòng về câu trả lời này. Do đó, ở một khía cạnh khác của việc “quy kết” và “nhận trách nhiệm”, câu hỏi đặt ra là quy trách nhiệm như thế nào cho đúng để đảm bảo trách nhiệm được truy đến cùng. Nếu không, sẽ xảy ra tình trạng  “đổ lỗi” và tìm người để đổ lỗi một cách vô nguyên tắc và “vô tội vạ”.

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Công ty Luật Bross & Partner và Luật sư Trần Anh Tú, VPLS Khánh Hưng về những quy định của pháp luật liên quan đến quy trách nhiệm và nhận trách nhiệm của những người đứng đầu Bộ, ngành như thế nào mới thỏa đáng.

Thưa Luật sư Nguyễn Hồng Bách, trước tiên, ông có nhận xét gì về việc quy trách nhiệm và nhận trách nhiệm của những người đứng đầu các bộ, ngành trên diễn đàn Quốc Hội trong thời gian vừa qua?

Qua theo dõi các kỳ họp Quốc hội trong thời gian qua, tôi thấy đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với lãnh đạo các Bộ, ngành. Những vấn đề lớn của xã hội, trong đó có các sự kiện mà cử tri đặc biệt quan tâm đã được các đại biểu Quốc hội mang vào nghị trường và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng trả lời, làm rõ để đại biểu thông tin cho cử tri.

Trong từng vấn đề lớn, người đứng đầu Chính phủ hoặc các Bộ cũng đã đứng ra nhận trách nhiệm đồng thời cam kết giải quyết. Điều này đã đem lại niềm tin cho cử tri đối với Quốc hội và Chính phủ.

Trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội rất quan tâm đến vấn đề gian lận thi cử do vụ việc gian lận điểm thi tại các địa phương đang được xử lý và thời điểm thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng cũng đang chuẩn bị diễn ra. Nhiều ý kiến quy trách nhiệm cho Bộ GD &ĐT về các gian lận thi cử, ông đánh giá như thế nào về việc quy trách nhiệm này?

Phải thực sự khách quan, công bằng khi quy kết trách nhiệm đối với một hạn chế, tiêu cực, một hậu quả nào đó cho tổ chức, cá nhân liên quan. Vấn đề gian lận thi cử cũng như vậy.

Theo tôi, trách nhiệm của Bộ GD &ĐT trong vụ việc gian lận thi cử, Bộ trưởng cũng đã nhận trách nhiệm của Bộ, với các việc rất cụ thể đã được trình bày trước Quốc hội.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc nhận trách nhiệm như vậy là chưa đủ hay phải có hình thức chế tài nào đó khi Bộ, ngành không hoàn thành nhiệm vụ chứ không chỉ nhận trách nhiệm rồi để đó. Tôi cũng hiểu tâm thế của những người đặt ra yêu cầu này, tuy nhiên cần phải rất khách quan và có căn cứ khi quy trách nhiệm nếu không sẽ có thể dẫn đến việc quy trách nhiệm một cách vô nguyên tắc.

Theo tôi, việc nhận trách nhiệm của một cá nhân hay của một ngành nào đó dựa trên quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành đã được pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước quy định rõ. Việc quy kết trách nhiệm cho Bộ GD &ĐT về việc gian lận điểm thi hay bạo lực học được cũng phải dựa trên nguyên tắc này.

bach_ybdl

Luật sư Nguyễn Hồng Bách.

Như trường hợp xảy ra gian lận thi cử như năm 2018 ở một số địa phương, theo ông việc quy kết trách nhiệm như thế nào mới đúng?

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy của nước ta có phân định khá rõ thẩm quyền của Chính phủ, các Bộ, ngành và thẩm quyền của chính quyền địa phương. Theo đó, các Bộ, ngành là cơ quan của Chính phủ thực hiện xây dựng, ban hành chính sách và quản lý nhà nước theo từng ngành, lĩnh vực. Chính quyền địa phương thực hiện chính sách đã được ban hành.

Nếu việc ban hành chính sách và quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực yếu kém thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu Bộ, ngành đó. Do đó, việc Bộ trưởng Bộ GD &ĐT nhận trách nhiệm đối với 3 vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ là theo nguyên tắc này.

Trong sai phạm gian lận thi cử, những hạn chế về chính sách là một phần mà người đứng đầu ngành đã thẳng thắn thừa nhận để khắc phục, đây là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, còn có nhiều nguyên nhân khác nữa, trong đó có lỗi cố ý của các cá nhân vi phạm. 

Tôi lấy ví dụ, gian lận điểm thi có lỗi của cán bộ làm công tác khảo thí của các địa phương xảy ra sai phạm; của các phụ huynh liên quan (không có nhờ vả thì không có sửa điểm, nâng điểm), lỗi này thuộc về cá nhân người vi phạm, không thể quy kết cho ngành được.

Tương tự như vậy, trường hợp giáo viên bạo hành học trò hay xâm hại tình dục, là những lỗi có tính cá nhân, không phải lỗi do chính sách hoặc do công tác quản lý nhà nước yếu kém của ngành giáo dục. Do vậy, nếu quy kết người người đứng đầu ngành phải chịu trách nhiệm cho các vi phạm của cá nhân khác là không công bằng.

Thưa Luật sư Trần Anh Tú, theo ông thì có nên quy kết trách nhiệm của người đứng đầu một ngành đối với những sai phạm mà những người trong ngành gây ra hay không?

Chúng ta đang nói đến vấn đề trách nhiệm chính trị, không phải là trách nhiệm pháp lý nên tôi cũng đồng ý rằng phải rất công bằng trong việc quy kết trách nhiệm.

Đối với các sai phạm cụ thể như gian lận điểm thi, bạo lực học trò, xâm hại tình dục học trò, là các vi phạm pháp luật làm phát sinh trách nhiệm pháp lý của cá nhân có hành vi vi phạm. Họ phải ngồi tù (trách nhiệm hình sự), bị xử lý kỷ luật (trách nhiệm kỷ luật), phải bồi thường cho nạn nhân (trách nhiệm dân sự)… đây là các trách nhiệm cụ thể áp dụng cho người vi phạm.

tat_tbkn

Luật sư Trần Anh Tú.

Đối với cấp quản lý vĩ mô hơn, trách nhiệm đối với sai phạm trên như thế nào, tôi cho rằng cần phải tiếp cận ở hai khía cạnh đó là công tác quản lý của cơ quan tuyển dụng, quản lý, sử dụng người có hành vi sai phạm và cơ quan ban hành chính sách nếu chính sách còn thiếu sót để cho sai phạm xảy ra. Do đó, chỉ quy kết người đứng đầu ngành cho những sai phạm xảy ra trong ngành là chưa đầy đủ, thậm chí là quy kết không đúng trách nhiệm.

Như ông nói, vậy trong hầu hết các vi phạm vừa xảy ra đều không thấy bóng dáng những người tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức. Ông nhận xét về vấn đề này như thế nào?

Như tôi đã nói trên, trách nhiệm chính trị không phải chỉ được “quy” cho người đứng đầu bộ, ngành mà phải truy đến tận gốc, đó là những người tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Chẳng hạn như vụ gian lận điểm thi ở các địa phương, hầu hết các trường hợp có gian lận đều là con em cán bộ, công chức lãnh đạo. Tôi đồng tình với ý kiến, không nhờ vả thì không có sửa điểm nên trách nhiệm của các phụ huynh là phải truy cứu.

Bên cạnh đó, các lãnh đạo có cán bộ vi phạm cũng phải nhận trách nhiệm vì ít nhất họ đã tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ nhưng đa để xảy ra sai phạm. Nếu không “đổ lỗi” cho đội ngũ lãnh đạo có nhân viên vi phạm mà đổ lỗi lên Bộ GD &ĐT là không công bằng vì Bộ không tuyển dụng, quản lý, sử dụng các công chức này.

Xin cảm ơn các Luật sư!

Theo phapluatplus.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ