Quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp với giáo viên mầm non

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Theo tính chất công việc, yêu cầu GV mầm non phải năng động, nhanh nhẹn và có sức khỏe để thực hiện tốt chăm sóc, dạy trẻ múa, hát và tự làm các mô hình, công cụ phục vụ dạy học.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Do đó, việc áp dụng tuổi về hưu đối với giáo viên mầm non là 60 tuổi chưa phù hợp với thực tế. Cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét quy định độ tuổi về hưu đối với giáo viên mầm non phù hợp với tính chất đặc thù của công việc.

Bộ GD&ĐT cho biết: Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đã được thảo luận tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và thống nhất thông qua Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Thể chế hóa chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28/NQ-TW, Quốc hội đã thống nhất ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó nội dung tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 và điều kiện hưởng lương hưu tại Khoản 1 Điều 219.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi), các vấn đề cử tri phản ánh cũng được trao đổi, thảo luận và đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt có liên quan. Chính vì vậy, theo Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019 việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu không thực hiện tăng ngay lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ mà được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm chỉ tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Bên cạnh đó, đối với những người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những người lao động sức khỏe yếu (bị suy giảm khả năng lao động) có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn.

Triển khai quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 quy định về tuổi nghỉ hưu, trong đó quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm lao động theo tính chất công việc, ngành nghề.

Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 01/TB-VPCP ngày 1/1/2021 của Văn phòng Chính phủ: “Giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát, xây dựng Thông tư hướng dẫn xác định danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát, xây dựng Thông tư nêu trên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.