Quy định rõ nhưng trách nhiệm mờ?

GD&TĐ - Trách nhiệm bảo đảm ATVSTP đã được quy định rõ trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Vì thế, khi xảy ra sự cố, việc xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan không phải là quá khó. Vấn đề là ngành chức năng có làm đến cùng hay không?

Từ 2 giờ sáng ngày 19/3, tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã có rất đông gia đình tại huyện Thuận Thành đưa con em xếp hàng dưới mưa để đợi đến lượt xét nghiệm. Ảnh: Thế Đại
Từ 2 giờ sáng ngày 19/3, tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã có rất đông gia đình tại huyện Thuận Thành đưa con em xếp hàng dưới mưa để đợi đến lượt xét nghiệm. Ảnh: Thế Đại

Quy rõ trách nhiệm

TS Lâm Quốc Hùng, chuyên gia ATVSTP cho biết: Bếp ăn tập thể cũng là một loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống vì vậy phải tuân thủ theo quy định về an toàn thực phẩm (ATTP). Luật ATTP quy định rất rõ: Điều kiện ATTP với nơi chế biến và kinh doanh dịch vụ ăn uống là bếp ăn phải được bố trí đảm bảo không nhiễm chéo giữa các thực phẩm, có nước sạch, có dụng cụ thu gom rác thải.

Đặc biệt người đứng đầu bếp ăn tập thể phải có trách nhiệm bảo đảm ATVSTP. Điều kiện bảo đảm ATTP trong chế biến và bảo quản là sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, phải lưu mẫu thực phẩm. Thực phẩm sử dụng phải truy xuất được nguồn gốc, có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm được phép lưu thông trên thị trường.

Trong sáng sớm 19/3 đã có khoảng 200 cháu được phụ huynh đưa đến đợi xét nghiệm tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Ảnh: Thế Đại
  • Trong sáng sớm 19/3 đã có khoảng 200 cháu được phụ huynh đưa đến đợi xét nghiệm tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Ảnh: Thế Đại

Về vấn đề quản lý các cơ sở kinh doanh hay bếp ăn, Nhà nước cũng quy định chi tiết về việc phân công phân cấp quản lý an toàn thực phẩm rõ ràng. Riêng đối với dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố, Chính phủ giao trực tiếp cho UBND tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm. Doanh nghiệp xảy ra sự cố liên quan đến thực phẩm cung cấp cho bếp ăn sẽ phải chịu trách nhiệm chính.

Triệt để khắc phục hậu quả

Trao đổi với Báo GD&TĐ chiều 19/3, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh Ngô Văn Liên cho biết: Việc quản lý bếp ăn bán trú được thực hiện dưới sự chỉ đạo, giám sát của chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các ngành chức năng, ban đại diện cha mẹ học sinh và nhân dân. Cụ thể, nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định về bếp ăn bảo đảm vệ sinh, ATTP và tổ chức cho học sinh ăn bán trú. Tuy nhiên, sự việc để thực phẩm bẩn lọt vào bữa ăn của học sinh là điều rất đáng trách.

Phụ huynh tiếp tục kéo đến trường yêu cầu làm rõ sự việc và trách nhiệm người liên quan. Ảnh: Đăng Chung
Phụ huynh tiếp tục kéo đến trường yêu cầu làm rõ sự việc và trách nhiệm người liên quan. Ảnh: Đăng Chung

Để khắc phục sự cố này, Sở GD&ĐT Bắc Ninh trực tiếp chỉ đạo Phòng GD&ĐT Thuận Thành, Trường Mầm non Thanh Khương phải giải quyết vụ việc, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo ổn định các hoạt động và đảm bảo ATTP trong các cơ sở giáo dục.

Sở GD&ĐT cũng chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền tới nhân dân và các bậc phụ huynh tiếp tục đưa trẻ đến trường, bảo đảm các hoạt động nề nếp dạy và học, an toàn, an ninh trường học. Song song với đó, ngành GD-ĐT thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh nhằm bảo đảm sức khỏe của trẻ em, siết chặt công tác cung ứng và chế biến bữa ăn trưa cho các cháu mầm non ở huyện Thuận Thành cũng như trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi về vấn đề này, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất - Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: VSATTP hiện nay là vấn đề được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trong các cơ sở giáo dục vì sự an toàn về sức khỏe của học sinh và giáo viên. Nhà nước đã có quy định về việc bảo đảm các điều kiện về ATTP trong các bếp ăn tập thể trong đó có bếp ăn bán trú tại các nhà trường. Chính vì không thực hiện nghiêm túc theo quy định chung về vệ sinh ATTP nên Trường Mầm non Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra sự việc đáng tiếc trên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…