Đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp của người dân.
Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.
Cơ sở GD công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được thu học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo.
Cơ sở GD ngoài công lập được tự quyết định mức học phí. Các cơ sở GD phải thông báo công khai mức học phí cho từng năm học (đối với GD mầm non và phổ thông) và công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học (đối với GD nghề nghiệp và GD đại học) đồng thời phải thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở GD thuộc hệ thống GD quốc dân do Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH quy định.
Khung học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương tr ình đại trà năm học 2010-2011 được quy định cụ thể như sau:
Từ năm học 2010-2012 trở đi, học phí sẽ được điều chính theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch & Đầu tư thông báo. Và, căn cứ vào những quy định trên, HĐND cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của địa phương mình.
Các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chương trình CLC chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình UBND cấp tỉnh cho phép đồng thời phải thực hiện quy chế công khai do Bộ GD&ĐT quy định.
Mức trần học phí đối với đào tạo trình độ ĐH tại trường công lập theo nhóm ngành đào tạo chuơng trình đại trà từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 như sau:
Đơn vị nghìn đồng/tháng/sinh viên:
Mức trần học phí đối với TCCN, CĐ, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 được xác định theo hệ số điều chính như sau:
Mức trần học phí đối với trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập quy định như sau:
Đơn vị tính: nghìn đồng/tháng/học sinh, sinh viên:
Học phí đối với sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên được thu theo thỏa thuận với người học nghề.
Học phí đối với cơ sở GD nghề nghiệp và GD ĐH công lập chương trình đại trà: căn cứ vào trần học phí từng năm học, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh học sinh, sinh viên, GĐ các học viện, hiệu trưởng và thủ trưởng các trường, các cơ sở đào tạo thuộc trung ương quản ý, quy định học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo.
Học phí đối với cơ sở GD nghề nghiệp và GD ĐH của các doanh nghiệp nhà nước: căn cứ vào chi phí đào tạ, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng mức học phí cho các nhóm ngành theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo trình Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH cho phép. Mức học phí phải công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học để người học biết trước khi tuyển sinh.
Học phí đào tạo theo phương thức GDTX không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.
Học phí đào tạo theo tín chỉ được quy định: mức thu học phí của 1 tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức: Học phí tín chỉ = tổng học phí toàn khóa/tổng số tín chỉ toàn khóa (tổng số học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học).
Học phí của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo trình Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH cho phép và phải công khai mức học phí cho người học biết trước khi tuyển sinh.
Học phí đối với người nước ngoài học ở các cơ sở GD Việt Nam do các cơ sở GD quyết định.
Những quy định về học phí nêu trên có hiệu lực từ ngày 1/7/2010.
Hiếu Nguyễn