Quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy tại các quán karaoke, vũ trường

GD&TĐ - Thông tư 147/2020/TT-BCA của Bộ Công an đã quy định rõ về đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn cứu hộ với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.

Đối với quy định về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư thì các cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, những cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an; có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Cơ sở cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020 như: Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện PCCC khác...

Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được bố trí trong nhà cao tầng, nhà đa năng bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2020: Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở…

Hiện trường vụ cháy quán karaoke tại Bình Dương. Ảnh: Internet.

Hiện trường vụ cháy quán karaoke tại Bình Dương. Ảnh: Internet.

Bên cạnh điều kiện an toàn về PCCC thì thiết kế về PCCC được thực hiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường độc lập cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nằm trong nhà, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Như vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nêu trên phải được thiết kế về PCCC theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Những cơ sở này phải bảo đảm có khoảng cách an toàn PCCC với các công trình khác theo quy định của QCVN 06:2020/BXD "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình".

Khoảng cách từ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tới trường học thực hiện theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường…

Đặc biệt, việc thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định của QCVN 17:2018/BXD "Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời" như: Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín toàn bộ nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công;

Vật liệu sử dụng cho kết cấu biển quảng cáo phải là vật liệu không cháy, phù hợp với các quy định trong QCVN 06:2020/BXD và QCVN 17:2018/BXD.

Biển quảng cáo ngang đặt tại mặt tiền công trình phải đảm bảo mỗi tầng chỉ được đặt một biển, chiều cao tối đa 2m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình;

Mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2m;

Biển quảng cáo dọc phải bảo đảm chiều ngang tối đa 1m, chiều cao tối đa 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt biển quảng cáo, mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2m.

Hệ thống điện chiếu sáng cho biển quảng cáo là nguồn điện riêng và có cầu dao, aptomat bảo vệ. Không để hàng hoá, vật liệu dễ cháy bên dưới hoặc gần với vị trí đặt biển quảng cáo...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...