Quán karaoke ở Bình Dương đã cho thuê từ 2021, trách nhiệm liên đới thuộc về ai?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Luật sư Thường nhấn mạnh, thuê giấy phép kinh doanh karaoke có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh và nộp lại toàn bộ số tiền thu được.

Ảnh: Lê Lâm.
Ảnh: Lê Lâm.

Liên quan vụ cháy quán karaoke An Phú (TP Thuận An) làm 32 người chết, Công an tỉnh Bình Dương thông tin, chủ cơ sở đã cho người khác thuê lại từ năm 2021.

Cơ sở karaoke An Phú được thiết kế, xây dựng với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 1.500m2 gồm có 3 tầng (1 trệt, 2 lầu và 1 sân thượng), trong đó có 29 phòng hát karaoke, nhiều phòng được sử dụng làm bếp, phòng kỹ thuật, nhà vệ sinh và các công năng khác...

Qua điều tra, cơ sở này do ông Lê Anh Xuân (SN 1980, hộ khẩu thường trú phường An Phú, TP Thủ Đức, TPHCM) đứng tên đăng ký kinh doanh.

Năm 2021, ông Xuân cho ông Phạm Quốc Khải (SN 1989, ngụ tỉnh Hậu Giang) thuê lại và được giao toàn quyền quản lý cơ sở. Thời điểm xảy ra vụ cháy, ông Xuân không có mặt tại hiện trường.

Hiện, Cơ quan CSĐT đang phối hợp với các lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, xác minh để xem xét xử lý trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ cháy theo quy định.

Quán karaoke đã được cho thuê lại từ năm 2021. Ảnh: Lê Lâm.

Quán karaoke đã được cho thuê lại từ năm 2021. Ảnh: Lê Lâm.

Liên quan đến vấn đề pháp lý xung quanh việc cho thuê lại giấy phép kinh doanh, Báo Giáo dục và Thời đại đăng tải quan điểm của luật sư Lê Bá Thường, Giám đốc Công Ty Luật TNHH MTV Dân Luật Tín Thành, thuộc Đoàn Luật sư TPHCM.

Theo nhận định của luật sư Thường, việc kinh doanh dịch vụ karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải xin giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.

"Như vậy, kinh doanh dịch vụ karaoke phải đảm bảo đủ các điều kiện từ địa điểm, trang thiết bị, điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy cũng như diện tích phòng hát karaoke… Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã nghĩ đến phương án thuê giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke của người khác để tiến hành kinh doanh" - Luật sư Thường cho hay.

Luật sư Lê Bá Thường.

Luật sư Lê Bá Thường.

Cũng theo luật sư Thường, các hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ karaoke sau đây sẽ bị xử phạt hành chính: Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định; Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh; Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh.

Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Thường phân tích: "Các hành trên là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hành chính với số tiền từ từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (khoản 7 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Còn đối với tổ chức kinh doanh karaoke sẽ bị phạt số tiền gấp đôi là 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra, hành vi vi phạm trên còn có thể bị xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke từ 18 tháng đến 24 tháng (khoản 9 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).

Đồng thời, còn có thể bị thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: bị thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, bị buộc nộp lại toàn bộ số tiền thu được từ quán karaoke này do thực hiện hành vi vi phạm (khoản 10 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP và khoản 5 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP)".

"Do đó bên cho thuê và bên thuê giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke đều là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo hậu quả xảy ra sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định pháp luật", luật sư Thường phân tích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.