"Vào thăm" một trại cai nghiện internet ở Trung Quốc

"Vào thăm" một trại cai nghiện internet ở Trung Quốc
Một quán internet ở Trung Quốc
Một quán internet ở Trung Quốc

Hầu hết những nam thanh niên trẻ tuổi ở trung tâm này đều có chung một vấn đề: nghiện internet. Thông qua một chương trình chặt chẽ gồm luyện tập thân thể, thuốc thang và tư vấn, đây được coi là nơi mà họ hy vọng sẽ cai được chứng nghiện internet.

Trong những tuần gần đây, người ta chú ý rất nhiều đến những trại như thế này vì trước đó Trung Quốc có 2 thanh niên bị đánh ở 2 trại khác nhau, một người đã chết và một người bị thương nặng.

“Nô lệ” của internet

Phòng ký túc xá của bệnh nhân ngăn nắp như trong trại lính
Phòng ký túc xá của bệnh nhân ngăn nắp như trong trại lính

Ông Tao Ran – giám đốc của trung tâm này không cho rằng nhân viên của trại sử dụng bạo lực đối với các bệnh nhân. Ông nói: “Chúng tôi dùng tình thương và khoa học để chăm sóc và chữa trị cho các bệnh nhân, giúp họ học hành và sử dụng internet theo một cách lành mạnh”

Dĩ nhiên đây không phải là trại nghỉ dưỡng. Một bệnh viện thuộc Quân đội giải phóng nhân dân của Trung Quốc quản lý trại này và nó nằm trên một căn cứ quân sự. Khi những thanh niên tại đây thực hiện các hoạt động hàng ngày thì những người lính thực sự vệ sinh súng ống bên ngoài một ký túc xá ngay bên cạnh.

Những bệnh nhân – hầu hết là những thiếu niên hoặc ở độ tuổi 20 - đều được gửi tới đây vì bố mẹ họ tin rằng họ đã dành quá nhiều thời gian cho internet.

Ông Tao định nghĩa một người nghiện internet là người sử dụng internet ít nhất 6 tiếng mỗi ngày và ít quan tâm đến việc học hành. Những khẩu hiệu được gắn trên tường của trung tâm nói rõ rằng dành quá nhiều thời gian cho internet là không lành mạnh: “Những người làm chủ internet là anh hùng” và “những người bị internet điều khiển là nô lệ”.

Những thanh thiếu niên nghiện internet từ khắp cả nước đã đến trung tâm này và nhiều người trong số họ đã phải chịu đựng chế độ sinh hoạt nghiêm ngặt ở đây trong vòng 3 tháng.

“Bố đã lừa cháu”

Các phòng được khóa lại để ngăn bệnh nhân rời trại
Các phòng được khóa lại để ngăn bệnh nhân rời trại

Chế độ sinh hoạt trên bắt đầu với những bài tập thể dục buổi sáng trên sân tập diễu binh của căn cứ quân sự. Sau đó những người nghiện internet được đưa trở về nơi ở, họ bị nhốt lại trong đó và phải dọn dẹp nhà cửa. 4 người cùng ở 1 phòng rất giống với ký túc xá của binh lính.

Chăn gối được xếp ngay ngắn trên giường, khăn rửa mặt vắt lên thành chậu và 4 chiếc bàn chải đánh răng được cắm vào những chiếc cốc, tất cả phải nghiêng về cùng một hướng.

Theo các bậc phụ huynh, rất ít thanh thiếu niên muốn đến trại để cai và không khó để tìm ra lý do vì sao. Các bệnh nhân đều phải tuân theo lệnh, một nhân viên ở đây đã xoay tròn một bệnh nhân vì cậu ta không chú ý trong lúc điểm danh.

Một bệnh nhân nói: “Bố cháu đã lừa cháu để đưa cháu vào đây. Ông ấy đã nói là cùng ra ngoài chơi nhưng sau đó đã mang cháu vào đây. Lúc đầu cháu thấy rất buồn, nhưng sau đó hiểu vì sao bố mẹ muốn cháu ở đây. Họ muốn cháu cai nghiện internet”.

Một phần phương pháp của giám đốc Tao là thay đổi cách cư xử của các gia đình, ông cho rằng không chỉ những người sử dụng internet mới có vấn đề. Nhiều bậc phụ huynh mang con đến trại với một mong muốn học được cách nuôi con tốt hơn. Một vài người trong số họ thú nhận rằng có điều gì đó họ cần phải học hỏi. Một ông bố tên Chen Lin nói: “Khi chúng tôi đến và bắt đầu nghe tiến sĩ Tao, chúng tôi nhận ra rằng cách làm cha mẹ của chúng tôi có vấn đề, đặc biệt là tôi. Chúng tôi đã coi con mình còn rất bé và cho rằng nó lên làm theo bất kỳ những gì chúng tôi nói”.

Hy vọng cuối cùng

Ông Chen nói rằng ông từng đánh đập, chế nhạo con trai để khuyến khích nó chăm chỉ hơn và bây giờ ông cho rằng điều này là sai trái: “Chúng tôi đã xúc phạm nó và khiến nó thiếu tự tin”.

Chính phủ Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn tới hoạt động của những trại như thế này và việc kiểm soát còn lỏng lẻo. Hiện tại không có trại nào đăng ký hoạt động, không có trại nào được các nhà chức trách phê chuẩn và thanh tra.

Vào tháng 7 vừa qua, Bộ Y tế nước này đã đưa ra thông báo cấm sử dụng điện kích thích để cai nghiện internet. Tuy nhiên, những bậc phụ huynh trên khắp cả nước tiếp tục gửi con mình đến các trại. Một ông bố tại tại Bắc Kinh nói: “Không còn lựa chọn nào khác.. đây là hy vọng cuối cùng của chúng tôi”.

 

Hà Châu (Theo BBC)

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

 Chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) nằm ở độ cao 650m so với mực nước biển.

Ngôi chùa giữa lưng chừng mây

GD&TĐ - Mỗi độ tháng Giêng, hàng triệu Phật tử cùng du khách thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh).

Giá lúa ở ĐBSCL những ngày giáp Tết giảm, khiến nông dân lo lắng. (Ảnh: Q.A)

Để nông dân trồng lúa có Tết

GD&TĐ - Nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thu hoạch lúa Đông Xuân, nhưng giá lúa giảm sâu khiến thu nhập bị ảnh hưởng.

Kyle Walker viết tâm thư rời Man City

Kyle Walker viết tâm thư rời Man City

GD&TĐ - Kyle Walker viết tâm thư chia tay đầy xúc động gửi tới người hâm mộ Man City sau khi hoàn tất vụ chuyển nhượng đến AC Milan.