"Lạc" vào làng nghề đúc đồng

"Lạc" vào làng nghề đúc đồng

(GD&TĐ) - Diên Khánh (Khánh Hòa) là vùng đất nông thôn thanh bình, yên ả có nhiều làng nghề triển vọng và tạo ra cho hàng chục lao động có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định. Những làng nghề tại đây có độ tuổi hàng trăm năm, các làng nghề bánh tráng, đúc đồng, bánh ướt… đang thực sự hồi sinh mang lại một sức sống mãnh liệt của làng nghề.

Chúng tôi đến thăm làng nghề đúc đồng thuộc thôn Phú Lộc Tây, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh  vào cuối tháng 7 dương lịch mới thấy được không khí sôi nổi đang tấp nập từ đầu làng ngõ xóm cho đến tận các con hẻm nhỏ. Xung quanh con đường bê tông chúng tôi đã bắt gặp hàng chục ngôi nhà mọc lên và những đội ngũ đang hăng say hướng dẫn cho các du khách với làng nghề đúc đồng của mình. 

Chị Dung giới thiệu bộ đồng cho khách hàng
Chị Dung giới thiệu bộ đồng cho khách hàng
 

Chị Ngô Thị Mỹ Dung (thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh) được truyền đạt nghề từ người bố của mình rạng rỡ nụ cười cho biết; Tôi rất vinh dự được người bố truyền đạt nghề và đã gắn bó nghề  này gần 6 năm nay. Trước đây, làng chỉ có lẻ tẻ 4 - 5 hộ làm đến nay đã tăng nhiều hơn, tham gia làm nghề có rất nhiều thành phần lứa tuổi, thu hút nhiều nhất là các thanh niên trong làng. Những đứa trẻ từ 16 – 17 đã thành thạo nghề truyền thống của mình và nhờ đó mà kiếm kế sinh nhai.

Theo chị Ngô Thị Mỹ Dung một bộ đồ đồng gồm có (cổ bồng, lư hương, chân đèn, cặp đài) có giá khác nhau tùy theo lớn nhỏ, giá một bộ lớn nhất 13 triệu đồng, loại trung 3,5 triệu đồng và nhỏ 1,9 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng gia đình chị Dung cung cấp ra ngoài thị trường từ 7- 9 bộ thu về trên 15 triệu đồng, trừ các khoản chi phí gia đình lãi khoảng 5 - 6 triệu đồng, sản phẩm bộ đồng đang tiêu thụ rất mạnh nhất là vào giai đoạn tết. Thị trường tiêu thụ mặt hàng đúc đồng rất rộng lớn các tỉnh, thành tiêu thụ chủ yếu Ninh Thuận, Bình Thuận, Đăk Lăk, Lâm Đồng… 

Làng nghề đúc đồng Phú Lộc Tây đã làm đem lại công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương, làm thay đổi diện mạo của một nông thôn, mang lại một luồng sinh khí mới cho làng nghề truyền thống. Rời làng nghề trong tiếng cười của trẻ thơ, tiếng rộn rã của làng nghề chúng tôi rất vui mừng cho sự hồi sinh làng nghề đúc đồng.

C. Tâm

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ