(GD&TĐ) - Ngành GD&ĐT Hà Nội từ lâu đã được ghi nhận và đánh giá như cánh chim đầu đàn của cả nước. Tuy nhiên làm sao để giữ vững và phát huy bề dày thành tích, củng cố và phát triển mạng lưới, quy mô trường lớp rộng lớn cũng như nâng cao chất lượng giáo dục hàng năm... là cả một áp lực không nhỏ, một bài toán không dễ giải đòi hỏi sự quan tâm đầu tư của các cấp ngành và nỗ lực quyết tâm vượt khó của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể giáo viên HN.
PV Báo GD&TĐ đã có cuộc PV ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội xung quanh các vấn đề của ngành GD thủ đô.
*Mạng lưới, quy mô, chất lượng GD đang chuyển biến tích cực
Ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GD&ĐT HN |
Phóng viên (PV): Năm nay Hà Nội kỷ niệm 57 năm ngày Giải phóng thủ đô và cũng đã 3 năm hợp nhất Hà Nội và Hà Tây (cũ). Sau một chặng đường dài với những biến đổi, xin ông cho biết bức tranh khái quát về GD thủ đô?
Ông Nguyễn Hữu Độ: Có thể nói sau hợp nhất quy mô mạng lưới trường lớp của ngành GD HN đang có những biến chuyển tích cực. Hiện Hà Nội có 2509 đơn vị trường học với hơn 1.420.471 học sinh các cấp học. Trong đó giáo dục mầm non có 839 trường; tiểu học 684 trường; THCS có 594 trường.THPT có 194 trường; 31 TT GDTX; 41 trường TCCN và 577 TTHTCĐ.
Thời gian qua ngành GDĐT HN đã thực hiện theo phương châm “Kỷ cương nghiêm - Chất lượng thật - Hiệu quả cao”. Với phương châm như vậy Sở đã chỉ đạo các đơn vị GD từng bước rút ngắn khoảng cách nâng cao chất lượng GD. Và điều đó thể hiện rõ nét qua chất lượng GD ở các bậc học ngành học ngày càng được nâng cao, chất lượng GD đại trà ổn định từ bậc tiểu học đến THCS, THPT. Hà Nội khi hợp nhất năm 2008 tỉ lệ tốt nghiệp THPT của Hà Tây là 67,7% của Hà nội là: 92,6%. Năm đầu tiên sau hợp nhất (2009) giáo dục HN có tỉ lệ TN là: 88,28%. 2010 là 94,63% và đến 2011 là 97,79% đây là kết quả đầu tiên của HS THPT sau 3 năm hợp nhất Tỉ lệ đỗ TN đã khẳng định kết quả GD ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, Kết quả thi HS giỏi cấp QG và QT luôn giữ vững và phát triển. Năm 2008 cả HN và HT được 88 giải; 2009 được 107 giải Quốc gia; Năm 2010 là 118 giải (12 giải nhất). Năm 2011 được 130 giải quốc gia với 4 giải nhất; 37 giải nhì; 58 giải ba và 31 giải khuyến khích.). Năm vừa qua HN có 14 giải Quốc tế trong đó có 5 HS đạt giải ở bậc THCS... .
*GD được quan tâm và đầu tư
PV: Rõ ràng sau khi hợp nhất thủ đô, bên cạnh những thuận lợi nhất định thì ngành GD cũng đối diện với nhiều khó khăn thách thức. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư lớn của các cấp ngành đối với GD, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Độ: Sau khi Hà nội được mở rộng GD HN có quy mô lớn, địa bàn rộng và có sự chênh lệch về chất lượng GD giữa các đơn vị, vùng miền, quận huyên... Nhận thức được điều đó, Sở GDĐT HN đã tham mưu để UBND TP phê duyệt một chương trình đầu tư kinh phí gần 2.000 tỷ đồng cho 15 quận huyện mới hợp nhất trong 2 năm 2009 – 2010 HN đã xóa xong 5.523 phòng học tạm và cấp 4 xuống cấp, Xây mới thêm được 1.009 phòng học để bổ sung phòng học thiếu. Đề án đẩy mạnh phát triển GD mầm non và Đề án đẩy mạnh XHH GD giai đoạn 2010-2015 đã được UBND TP phê duyệt . Hai đề án này đã giúp cho GD thêm phát triển. Đặc biệt với nguồn đầu tư ngân sách cho GD thì số lượng các trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia cũng được nâng lên. HN đã có 606 trường ở các cấp đạt chuẩn quốc gia chiếm 26,7% . Mục tiêu mà Thành ủy đặt ra trong nhiệm kỳ khóa 15 là phấn đấu đến 2015 HN có từ 50-55% số trường đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra, Sự quan tâm của thành phố với ngành GD còn được thể hiện qua việc phân bổ định mức ngân sách trên một học sinh cao nhất cả nước với THPT là 4 triệu đồng/1HS/năm; THCS 3,7 triệu đồng/1HS/năm; THPT là 3 triệu đồng/1HS/năm; Mầm non là 3,4 triệu đồng/trẻ/năm. Khối THPT còn được đảm bảo mức ngân sách 70% chi lương và 30 % chi thường xuyên...
Về chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện chỉ thị 40 của Ban Bí thư GD Hà Nội cũng được TP.HN đặc biệt quan tâm đầu tư. Đối với mầm non TP đã có chính sách cho hơn 29.600 GV mầm non hiện đang hợp đồng trong các trường MN được hưởng lương và các chế độ như viên chức nhà nước, cho ngành được tuyển thêm 4.900 GV mầm non vào biên chế, Điều đó đã làm cho đội ngũ GV Mầm non yên tâm, trong quá trình công tác giảng dạy. Từ đó cũng góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Việc tuyển dụng GV ở các cấp học từng bước được đổi mới . Công tác bồi dưỡng GV được quan tâm. Năm vừa qua TP HN đã đầu tư hơn 15 tỷ đồng cho công tác đào tạo bồi dưỡng GV. Triển khai nghiêm túc các cuộc vận động lớn của ngành, Đặc biệt là thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng : Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, HS thanh lịch... GDHN cũng đã tham mưu với TP cho biên soạn bộ tài liệu GD nếp sống văn minh thanh lịch cho HS HN và hiện nay đã được in thành sách và triển khai giảng dạy đại trà trong các trường PT ở HN và nhận được phản hồi tích cực từ HS, PHHS, các trường đánh giá ghi nhận cơ bản là tốt.
Học sinh trường THPT Việt Đức - Hà Nội |
PV: Vậy những nhiệm vụ trọng tâm nào sẽ được GD HN quan tâm triển khai trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Hữu Độ: Thực hiện chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT, và chỉ đạo của UBND TP, ngành GDHN vẫn xác định thực hiện mục tiêu: Kỷ cương nghiêm, chất lượng thực, hiệu quả cao Năm trước đã xây dựng được kỷ cương, chất lượng rồi thì năm nay phải kỷ cương hơn và chất lượng hơn.
Năm nay HN cũng đặc biệt quan tâm đến việc ưu tiên dành quỹ đất cho XD trường học. Việc này đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ lãnh đạo phố tới quận huyện. Vừa qua, Thành ủy đã có hội nghị giao ban chuyên đề với lãnh đạo các Quận Huyện thị xã về việc giải quyết vấn đề thiếu đất cho XD trường học trong đó Thành phố giao nhiệm vụ cho chủ tịch UBND các quân huyện sớm tím quỹ đất để XD trường, không được để thiếu trường học cho HS. Hiện nay các quận huyện đang rà soát lại quỹ đất của quận huyện mình để dành ưu tiên cho việc xây trường lớp từ mầm non tới TH. Đến thời điểm này, THCS và THPT cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của HS riêng chỉ có mầm non đang thiếu trường công trong các khu vực nội thành (toàn thành phố mới chỉ đáp ứng được 85,5% số cháu mầm non được vào học các trường công lập số còn lại phải học ở các trường ngoài công lập ). Trong thời gian tới GD HN đang phấn đấu xây dựng để ít nhất 85% số học sinh Mầm non trong nội thành được học công lập.
PV: Tại một số thành phố lớn như TP.HCM, HN đang cho thấy thực tế là CMHS đang rất quan tâm và có nhu cầu đối với các trường học chất lượng cao. Vậy quan điểm của Sở GD&ĐT HN ra sao đối với mô hình trên?
Ông Nguyễn Hữu Độ: Việc tổ chức một số trường hoạt động theo mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao là một rất cần thiết để đáp ứng với đa dạng nhu cầu học tập của nhân dân. Tại các trường này, hội tụ đủ các điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục như: có đội ngũ giáo viên vững vàng cề chuyên môn nghiệp vụ, có cơ sở vật chất đông bộ đạt chuẩn đáp ứng được yêu cầu, môi trường giáo dục lạnh mạnh, chương trình giảng dạy ngoài chương trình của Bộ thì phải có chương trình bổ trợ giúp HS nâng cao chất lượng.
TP. HN có chủ trương xây dựng ở mỗi quận, huyện có một trường MN, TH được học theo mô hình chất lượng cao và toàn thành phố có từ 6-8 trường THCS hoạt động theo mô hình này. Hiện nay, trường THPT Cầu Giấy đang thí điểm mô hình này khá thành công, đáp ứng được nhu cầu học tập của đông đảo PHHS.
*Tăng cường chỉ đạo, định hướng, kiếm tra... các vấn đề “nóng” đầu năm học
PV: Vào năm học mới thì các khoản thu chi đầu năm học đã trở thành một vấn đề “nóng” luôn nhận được sự quan tâm sát sao của dư luận XH nói chung và CMHS nói riêng. Vậy GD HN đã có sự định hướng, chỉ đạo... ra sao đối với vấn đề trên?
Ông Nguyễn Hữu Độ: Chuẩn bị cho năm học mới, trong khi chưa có quy định về mức thu học phí mới của UBND TP.HN theo Nghị định 49/2010/NĐ-CO ngày 14/5/2010 cảu Chính Phủ, để đảm bảo cho các trường học trên địa bàn TP.HN có cơ sở thực hiện công tác thu – chi trong năm học, từ tháng 8 Sở GD HN đã có các biện pháp chỉ đạo quyết liệt, ban hành các văn bản về việc chỉ đạo các cơ sở GD toàn TP tăng cường quản lý thu chi, đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, công khai, dân chủ trong các trường học; văn bản về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở GD. Tổ chức hội nghị với thủ trưởng cac cơ sở GD và trưởng ban đại diện CMHS các trường để hướng dẫn, thống nhất các hoạt động phối kết hợp giữa Ban đại diện CMHS với các nhà trường trong việc GD HS, đồng thời thông qua Ban đại diện CMHS các khoản thu theo quy định của nhà nước.
Sau khai giảng, Sở GD cũng đã thành lập 5 đoàn Kiểm tra tình hình thu chi tài chính đầu năm học trong các cơ sở GD thuộc 29 quận, huyện, thị xã; xem xét quy trình, cơ sở xây dựng mức thu chi; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các nguồn thu theo quy định; công khai các nội dung thu chi và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường... Tuy nhiên vẫn còn một số trường chưa quản lý được nội dung thu, để có lớp thu quỹ với mức thu cao; chưa xây dựng kế hoạch quản lý chặt chẽ đối với khoản thu này. Đoàn kiểm tra đã nghiêm tức rút kinh nghiệm và đề nghị nhà trường giải trình những khoản thu cao quá mức với cơ quan quản lý cấp trên và hoàn trả lại cho cha mẹ học sinh. Thể hiện quyết tâm, Sở cũng đã họp chỉ đạo trực tiếp các phòng GD&ĐT và nhà trường để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và có ý kiến với BPH lớp để chấm dứt tình trạng này, giải quyết dứt điểm đối với các trường hợp mà báo chí, CMHS quan tâm, phản ánh. Sở sẽ tiếp tục kiểm tra các cơ sở GD trong tháng 10 theo kế hoạch. Quan điểm của Sở GD&ĐT cũng như TP HN trong vấn đề thu chi đó là: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, sai đến đâu xử lý đến đó.
PV: Theo ghi nhận chung từ PHHS thì việc XHH trong GD cũng cần thiết để ngành GD có điều kiện làm tốt hơn công tác khuyến học, phát triển cơ sở vật chất... góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. Tuy vậy, vấn đề ở chỗ là chúng ta sẽ thực hiện việc XHH GD ra sao để thực sự minh bạch, các khoản thu được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
Ông Nguyễn Hữu Độ: Đúng vậy. Chính vì thế Sở GDHN luôn chỉ đạo xuống các trường đối với các khoản tự nguyện thì cần phải vận động, khuyến khích phụ huynh tuỳ theo điều kiện, khả năng, tình cảm, trách nhiệm của mình thì có thể hỗ trợ đóng góp. Nhà trường và ban đại diện CMHS không được quy định mức thu theo đầu học sinh trong các khoản đóng góp tự nguyện.
Bên cạnh đó, trong điều lệ của Ban PHHS cũng ghi rõ, PHHS có quyền từ chối các khoản đóng góp nếu thấy các khoản đóng góp đó không hợp lý hoặc không phù hợp với khả năng chi trả của gia đình.
PV: Được biết GD HN đã và đẩy mạnh nét văn hoá, thanh lịch trong học đường và thu được những kết quả ban đầu khá khả quan?
Ông Nguyễn Hữu Độ: Năm vừa qua sở GD HN đã ký với CATP quy chế phối hợp, theo đó quy định trách nhiệm cục thể cho ngành GD và CA phải làm gì trong việc phối hợp GD đạo đức, thực hiện pháp luật, thực hiện ATGT, giáo dục cho HS nếp sống thanh lịch văn minh của học sinh được thể hiện từ đường phố cho đến quan hệ giao tiếp ứng xử trong nhà trường. HS vi phạm pháp luật ngày càng hạn chế. Đặc biệt trong thực hiện ATGT, Sở GD đã cùng CATP tổ chức thực hiện thí điểm từ năm học trước với 5 trường THPT: Các biện pháp phòng chống vi phạm Luật ATGT và sử dụng điện thoại di đụng đúng quy định. cho HS. Sau 1 năm triển khai nghiêm tức và đồng bộ, kết quả đạt được đã làm chuyển biến về nhận thức của CBGV và CMHS; huy động được các tổ chức lực lượng XH cùng phối hợp tham gia; số vụ vi phạm luật khi tham gia giao thông và sử dụng ĐTDĐ không đúng mục đích đã giảm rõ rệt. Mô hình này sẽ được tiếp tục triển khai mở rộng ở các trường THPT trên địa bàn 4 quận nội thành. Sau thời gian triển khai quyết liệt đã nhận được sự ủng hộ tích cực của dư luận và toàn xã hội .
PV: Xin cám ơn ông!
Đức Hạnh (Thực hiện)