(GD&TĐ)-Chiều ngày 14/5, PGS.TS. Nguyễn Thanh Long – Thứ truởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp báo về bệnh Viêm da dày sừng bàn tay bàn chân (Bệnh lạ) tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: Từ ngày 19/4/2011, tích lũy đến ngày 13/5/2012 tại huyện Ba Tơ đã ghi nhận 205 truờng hợp mắc bệnh Viêm da dày sừng bàn tay bàn chân tại 5 xã là: Ba Điền, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Vinh và Ba Tổ, trong đó đã ghi nhận 10 truờng hợp tử vong tại xã Ba Điền.
Từ đầu năm 2012 đến ngày 13/5/2012 đã ghi nhận 115 truờng hợp bị lại: 9 truờng hợp tử vong ở xã Ba Điền. Hiện tại số bệnh nhân đuợc điều trị là 33 truờng hợp.
"Bệnh lạ" không lây từ người sang người |
Kết quả qua các đợt điều tra, khảo sát và đánh giá các mẫu xét nghiệm đã làm cho thấy: Bệnh ghi nhận ở 5 xã nhưng tập chung ở xã Ba Điền(95,1%), đặc biệt là ở làng Rêu (106) nguời, có 7 hộ có 100% thành viên trong gia đình đều mắc bệnh, tất cả bệnh nhân đều là người H’Re. Bệnh nhân có biểu hiện là viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân; hầu hết bệnh nhân có men gan tăng trên cơ địa tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu máu là phổ biến. Không thấy các yếu tố chứng tỏ là bệnh truyền nhiễm (Virut, vi khuẩn) do không có hội chứng nhiễm trùng, xét nghiệm xác định các mẫu máu bị bệnh tại trường Đại học Nagasaki bằng kĩ thuật Pyro – sequencing so sánh với ngân hàng gen trên 240 loài vi rút, vi khuẩn cho thấy không có tác nhân truyền nhiễm. Không tìm thấy bằng chứng lây từ nguời sang người. Không phát hiện thấy hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm họ carbamate, chlor hữu cơ, phosphor hữu cơ họ cúc tổng hợp tại các mẫu đất, nuớc gạo đã xét nghiệm. Có thấy nhiều loại nấm mốc và phát hiện Aflatoxin trong các mẫu lúa ủ, gạo ủ đã xét nghiệm.
Từ kết quả trên, các hội đồng khoa học đã xác định: “Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân nghĩ nhiều đến nguyên nhân nhiễm độc trên cơ địa nguời bệnh có tình trạng dinh duỡng kém”.
Để tìm hiểu nguyên nhân đồng thời có biện pháp can thiệp nhằm hạn chế tình trạng mắc bệnh và tử vong, Bộ Y tế đã chỉ đạo các Bệnh viện Trung ương cử cán bộ có trình độ chuyên môn về địa phương để tập huấn và hỗ trợ chuyên môn tại chỗ.
Bên cạnh đó, tổ chức phân tuyến điều trị với sự tham gia của các Bệnh viện Trung uơng đóng tại khi vực, tổ chức khám sàng lọc bệnh nhân tại cộng đồng và tiếp nhận điều trị bệnh nhân tại Trạm Y tế xã với sự hỗ trợ của tuyến trên. Cấp đủ thuốc điều trị cho Trung tâm Y tế huyện Ba tơ, thuốc khánh sinh, vitamine tổng hợp, chống độc để kịp thời điều trị cho người bệnh.
Đức Cường