Quảng Trị tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025

GD&TĐ - Chủ tịch UBND Quảng Trị yêu cầu các ngành, địa phương phối hợp Sở GD&ĐT triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2024-2025.

Hơn 178.000 học sinh Quảng Trị bước vào năm học 2024-2025.
Hơn 178.000 học sinh Quảng Trị bước vào năm học 2024-2025.

Ngày 1/10, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT - UBND về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 trên địa bàn.

Đây là năm học đầu tiên tất cả các cấp học và kỳ thi tốt nghiệp THPT được triển khai thực hiện theo Chương trình GDPT 2018. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và chủ tịch UBND các địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ theo thẩm quyền của đơn vị.

8cad074edeea78b421fb.jpg
Ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự khai giảng và tặng quà cho Trường PTDT bán trú, Tiểu học và THCS Hướng Linh, huyện Hướng Hóa.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2024-2025, với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, Sở GD&ĐT chủ trì tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.

Rà soát quy hoạch và sắp xếp lại quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông thường xuyên, giáo dục khuyết tật; điều chỉnh hợp lý quy mô lớp học; thu gọn các điểm trường lẻ, bảo đảm nguyên tắc thuận lợi nhất cho trẻ, học sinh và người dân, phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương.

Nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đối với các lớp.

Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, các sở, ban, ngành, địa phương để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi và giảm áp lực cho học sinh.

Tiếp tục rà soát, bố trí, sắp xếp lớp học giáo viên, nhân viên phù hợp với điều kiện thực tế. Thực hiện tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao, từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, nhất là giáo viên mầm non và giáo viên dạy các môn học mới.

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục.

Đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. Thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong toàn ngành.

2284edef294b8f15d65a.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng dự khai giảng tại Trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Vĩnh Linh.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí các nguồn lực đầu tư để thực hiện các chương trình, đề án phát triển giáo dục - đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học.

Sở Tài chính bố trí kinh phí thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo, kinh phí thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện điều động luân phiên giáo viên, tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao.

Đồng thời, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp” nhưng phải phù hợp với thực tiễn địa phương và hiệu quả trong việc bố trí.

Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Sở GD&ĐT tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 đúng yêu cầu đề ra.

UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT, các đơn vị liên quan chỉ đạo Phòng GD&ĐT, các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các cơ sở giáo dục, trường học trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Chú trọng rà soát quy hoạch, sắp xếp hợp lý mạng lưới trường lớp, đảm bảo tiếp cận công bằng trong giáo dục. Tiếp tục huy động các nguồn lực, ưu tiên nguồn lực thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026-2030 để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia..

Ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, Chương trình GDPT 2018.

Chỉ đạo Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trên địa bàn rà soát điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, từ đó có phương án đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học, bồi dưỡng đội ngũ thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non, Chương trình GDPT 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.