Quảng Ninh, Hải Phòng: Lên phương án đón học sinh trở về học tập

GD&TĐ - Quảng Ninh đã có phương án đón học sinh của tỉnh đang ở các tỉnh, thành ngoài về học tập, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tỉnh ngoài đang ở tại Quảng Ninh được theo học nếu có nhu cầu.

Các địa phương đang rà soát, lên phương án đón học sinh quay lại địa phương học tập
Các địa phương đang rà soát, lên phương án đón học sinh quay lại địa phương học tập

Thông tin từ Sở GD&ĐT Quảng Ninh, qua rà soát, đến nay vẫn còn 874 học sinh các cấp của Quảng Ninh về quê nghỉ hè nhưng chưa thể trở lại được vì dịch Covid-19.

Để đón học sinh trở lại tỉnh học tập, ngành giáo dục đang phối hợp với chính quyền địa phương lên phương án cụ thể.

Học sinh trở về tỉnh phải có xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 48 giờ.

Tuy nhiên, những học sinh trở về hoặc đi qua vùng dịch vẫn phải cách ly tập trung theo quy định; trong quá trình cách ly, sẽ được học trực tuyến cho đến khi hết thời gian cách ly.

Trong số các huyện, thị, thành của Quảng Ninh thì TP Hạ Long có số lượng học sinh hiện “mắc kẹt” ở tỉnh ngoài nhiều nhất, khoảng 500 em.

Đến nay, các trường đã có thông báo cho phụ huynh về kế hoạch đón học sinh quay lại TP học tập.

Phương án được TP Hạ Long tính đến là, các gia đình đưa con em đến chốt kiểm soát cầu Bạch Đằng và địa phương sẽ đón các em ở đây.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh tạo điều kiện hết mức cho học sinh tỉnh ngoài đang ở tại Quảng Ninh được học tập tại chỗ nếu có nhu cầu.

Theo kế hoạch, Quảng Ninh sẽ khai giảng năm học mới vào ngày 5/9 bằng hình thức trực tiếp.

Tại Hải Phòng, Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng đang rà soát số lượng học sinh của TP hiện đang ở tỉnh ngoài để có kế hoạch đón học sinh về học để kịp năm học mới.

Với những học sinh tỉnh ngoài đang ở lại Hải Phòng, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn các nhà trường có kế hoạch tiếp nhận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.