Quảng Ninh chú trọng hướng nghiệp phân luồng học sinh phổ thông

GD&TĐ - Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh Quảng Ninh chú trọng công tác phân luồng, hướng nghiệp.

Được tham gia các ngày hội hướng nghiệp, học sinh có thông tin và nhận thức về nghề nghiệp rõ ràng hơn.
Được tham gia các ngày hội hướng nghiệp, học sinh có thông tin và nhận thức về nghề nghiệp rõ ràng hơn.

Hiệu quả thực hiện đề án

Ngày 14/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 522/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

Mục tiêu của Đề án là tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.

Theo lộ trình đến năm 2025 sẽ có 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%;

Phấn đấu 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

Bên cạnh đó, có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%; ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%.

Với sự tham gia của các cơ quan hữu trách, nhiều trường cao đẳng, đại học khiến ngày hội việc làm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt hiệu quả cao.

Với sự tham gia của các cơ quan hữu trách, nhiều trường cao đẳng, đại học khiến ngày hội việc làm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt hiệu quả cao.

Quảng Ninh là tỉnh có địa hình trải rộng với nhiều địa phương đặc thù miền núi, hải đảo. Nhiều huyện, thị còn khó khăn về kinh tế như: huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn…Song song cùng với sự phát triển kinh tế địa phương, nhiều năm qua ngành Giáo dục tỉnh rất quan tâm, chú trọng công tác phân loại, hướng nghiệp nghề cho học sinh nhất là khu vực vùng khó khăn.

Năm 2018, ngay khi có Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, Sở GD&ĐT tỉnh đã chủ động tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch số 165/KH-UBND.

Thực hiện kế hoạch các nhà trường tích cực đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp vào chương trình học từ lớp 9 đến lớp 12 (thời lượng 9 tiết/năm), riêng hoạt động giáo dục nghề phổ thông đối với lớp 11 là 105 tiết/năm. Tăng cường các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học giúp các em có nhận thức và tiếp cận với nghề nghiệp, thị trường lao động. Từ những thông tin của thầy cô, nhà trường, sự sát sao của giáo viên chủ nhiệm các em có định hướng cho bản thân.

Em Trìu Thị Ngọc, học sinh Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Bình Liêu chia sẻ, theo học tại trung tâm em được thầy cô phân tích, định hướng nghề nghiệp qua các tiết học và hoạt động ngoại khoá. Qua đó em cũng hiểu biết hơn về thị trường lao động, nhu cầu việc làm và các khu công nghiệp gần địa phương em sống để có lựa chọn.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Ngày 28/1/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND về việc thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tỉnh Quảng Ninh xác định, phát triển giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực để tranh thủ thời cơ dân số vàng, hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Do đó, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, việc phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng.Vì vậy tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm đến năm 2030, phấn đầu thu hút từ 30% - 35% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Quảng Ninh chú trọng hướng nghiệp phân luồng học sinh phổ thông ảnh 2

Tỉnh Quảng Ninh xác định, phát triển giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực.

Với sự vào cuộc của các cấp ngành, thời gian qua, tỉnh đã triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục hướng nghiệp như ngày hội tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.

Tại các ngày hội hướng nghiệp, học sinh được gặp gỡ trò chuyện với chuyên gia giáo dục; học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn để có thông tin cụ thể về công tác đào tạo nghề và thị trường lao động của địa phương.

Các trường nghề, đại diện doanh nghiệp cùng tư vấn, chia sẻ và giải đáp những băn khoăn của học sinh về cơ hội việc làm, mức thu nhập theo từng nghề nghiệp.

Thực hiện mục tiêu đặt ra, đến nay 100% trường trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp, công tác phân luồng.

Việc tổ chức các chương trình ngoại khóa, thăm quan các cơ sở nghề, các trường cao đẳng, đại học đã được các nhà trường lên kế hoạch triển khai trong từng năm học cụ thể.

Vì đặc thù địa lý, nên việc triển khai hướng nghiệp hướng nghiệp gắn với ngành nghề kinh doanh trên địa bàn được chú trọng.

Cô Phan Thị Hằng, Giáo viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Bình Liêu chia sẻ: Với đặc thù vùng núi, cha mẹ học sinh đi làm nương rẫy, không quan tâm đến con. Họ nghĩ chỉ cho con đi học kiếm cái chữ rồi về lên rẫy lao động, trồng keo. Nhiều năm nay, cùng với chính quyền địa phương giáo viên nhà trường tổ chức các lớp dạy nghề sơ cấp để dạy bà con cách chăn nuôi, sản xuất, trong đó cũng lồng ghép tuyên truyền về nhận thức, định hướng xã hội và nghề nghiệp, tương lai con em họ. Vì thế, học sinh đi học tại trung tâm mỗi năm đều tăng lên. Các em cũng đã có cái nhìn rộng hơn và định hướng nhu cầu việc làm sau khi tốt nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bùi Tiến Dũng lâm cảnh thất sủng khi rời Hoàng Anh Gia Lai.

Bùi Tiến Dũng thất sủng

GD&TĐ - Chia tay Hoàng Anh Gia Lai, thủ môn Bùi Tiến Dũng đang phải đối diện với cảnh thất sủng ở Câu lạc bộ TPHCM.