Quảng Nam vào cuộc xử lý vụ phá rừng phòng hộ huyện Đông Giang

GD&TĐ - Ngày 30/3, ngay sau khi nắm bắt được thông tin vụ việc phá rừng ở huyện Đồng Giang, ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đến đến kiểm tra thực địa tại hiện trường vụ phá rừng phòng hộ giữa địa bàn giáp ranh của xã Jơ Ngây và Tà Lu (huyện Đông Giang).

Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đến đến kiểm tra thực địa tại hiện trường vụ phá rừng phòng hộ giữa địa bàn giáp ranh của xã Jơ Ngây và Tà Lu (huyện Đông Giang).
Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đến đến kiểm tra thực địa tại hiện trường vụ phá rừng phòng hộ giữa địa bàn giáp ranh của xã Jơ Ngây và Tà Lu (huyện Đông Giang).

Cánh rừng này thuộc lâm phận quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn.

Trực tiếp kiểm tra tại tiểu khu 140, hiện trường nơi cánh rừng phòng hộ Sông Kôn bị lâm tặc tàn phá, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh rất bất ngờ trước hiện trường có nhiều cây gỗ lớn bị đốn hạ. Chứng kiến vụ phá rừng khiến ông cảm thấy rất đau long và ví như "máu mình đang chảy" giữa rừng.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, vì sao nằm trong lâm phận quản lý nhưng các lực lượng kiểm lâm lại không phát hiện được vụ việc? Ông Lê Trí Thanh cho hay: Hầu hết các ban quản lý rừng được giao quản lý trên lâm phận đã được cắm mốc với diện tích khá lớn.

Tuy nhiên, lực lượng quản lý rừng thời gian qua chưa phát huy hết trách nhiệm trong công tác phối hợp cùng các chính quyền địa phương, lực lượng công an và các nhóm hộ giao khoán rừng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.

Do vậy đã để xảy ra các vụ rừng phòng hộ bị tàn phá. Tỉnh Quảng Nam sẽ có hướng xử lý phù hợp, nghiêm minh trong vụ việc này. Từ những bất cập đó, sắp tới chúng tôi sẽ có nghiên cứu để củng cố lại công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là các ban quản lý rừng và các nhóm hộ bảo vệ rừng.

Ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, ông Lê Trí Thanh đã có buổi việc với lãnh đạo các huyện Đông Giang, Nam Giang, đại diện Sở NN&PTNT, cùng các cơ quan có liên quan nhằm làm rõ các vấn đề trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, cũng như trách nhiệm liên quan của các đơn vị chủ rừng.

Ông Hồ Văn Minh - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn thừa nhận thiếu sót khi để xảy ra vụ phá rừng trên lâm phận quản lý. Ông Minh nhận trách nhiệm trong việc buông lỏng quản lý, cũng như việc kiểm tra, giám sát chưa đến nơi đến chốn dẫn đến tình trạng rừng phòng hộ bị tàn phá với quy mô lớn trong thời gian dài.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh khẳng định: Sau khi đi kiểm tra thực tế vụ phá rừng ở huyện Đông Giang, mặc dù quy mô tàn phá gỗ không lớn, nhưng mức độ vi phạm rất nghiêm trọng. Vì thế, trong thời gian tới, các địa phương, đơn vị có liên quan cần tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng một cách khoa học, tổ chức triển khai trên thực tế phù hợp với điều kiện cụ thể, hạn chế mức thấp nhất trong việc để rừng bị xâm hại.

Theo đó, liên quan đến vụ phá rừng lim tại lâm phận của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Bung (thuộc thôn Cần Đôn, xã Chà Vàl, huyện Nam Giang), ông Lê Trí Thanh yêu cầu Công an tỉnh cần vào cuộc, phối hợp cùng Công an huyện Nam Giang và chính quyền địa phương xem xét tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ phá rừng này để làm rõ trong thời gian sớm nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ