Quảng Bình xét tuyển lớp 6 Phổ thông dân tộc nội trú

GD&TĐ - Học sinh vào lớp 6 phổ thông DTNT tại Quảng Bình trải qua xét tuyển hoặc kết hợp đánh giá năng lực nếu số học sinh đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu.

Học sinh Quảng Bình tham gia kỳ thi tốt nghiệp năm 2022. (Ảnh: Tiến Việt).
Học sinh Quảng Bình tham gia kỳ thi tốt nghiệp năm 2022. (Ảnh: Tiến Việt).

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 6 phổ thông dân tộc nội trú THCS, năm học 2023-2024.

Việc ban hành kế hoạch tuyển sinh nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS.

Đối tượng tuyển sinh thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm thông tư 04/2023/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.

Về phương thức tuyển sinh, thực hiện theo phương thức xét tuyển. Trường hợp Trường Phổ thông DTNT có số học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh thì thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

Trường phổ thông DTNT THCS thực hiện tuyển sinh theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao. Căn cứ chỉ tiêu UBND tỉnh giao, UBND cấp huyện phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh, tỉ lệ tuyển sinh đến các địa phương.

Trường phổ thông DTNT THCS thuộc địa phương nào thì tuyển sinh theo địa phương đó. Học sinh không trúng tuyển vào Trường phổ thông DTNT THCS thì được đăng ký dự tuyển vào một trường THCS trên địa bàn. Thời gian tuyển sinh hoàn thành trước ngày 31/7/2023.

UBND tỉnh Quảng Bình giao Sở GD&ĐT hướng dẫn các Phòng GD&ĐT về công tác tuyển sinh theo quy định. UBND các huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy tổ chức thực hiện theo kế hoạch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc xe đưa đón học sinh bị lật khiến nhiều người bị thương.

Lật xe đưa đón học sinh ở Gia Lai

GD&TĐ - Xe chở khoảng 20 học sinh các trường THCS và THPT ở Gia Lai bị lật khiến nhiều em bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.