Quảng Bình: Tập trung thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT

GD&TĐ - Hôm nay (22/1), Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II, năm học 2014 -2015. 

Những tham luận thẳng thắn đánh giá ưu và khuyết điểm giúp ngành GD Quảng Bình thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.
Những tham luận thẳng thắn đánh giá ưu và khuyết điểm giúp ngành GD Quảng Bình thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.

Qua đó nhiều ý kiến tham luận đã đánh giá được thực tế những ưu và khuyết điểm trong việc tổ chức hoạt động dạy và học, áp dụng các đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, nhà nước và của ngành giáo dục.

Tỉnh Quảng Bình có 613 trường và cơ sở giáo dục, với 211.606 học sinh, sinh viên (từ mầm non đến đại học). Mạng lưới trường, lớp các cấp học và trình độ đào tạo cơ bản ổn định, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và người lao động.

Với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục toàn diện đã có nhiều chuyển biến tích cực; kỹ năng thực hành, chủ động, sáng tạo của người học từng bước được nâng lên, nên các cấp học đều đạt và vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra của học kỳ I.

Kết quả học kỳ I đối với bậc Tiểu học thực hiện theo Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT (không chấm điểm), toàn tỉnh có trên 69.000 em đạt cả về năng lực và phẩm chất/tổng số học sinh 70.095 em (trong đó có 41.015 em được khen thưởng). 

Ở bậc THCS, tỷ lệ học sinh khá giỏi chiếm 50,4%/tổng số học sinh toàn tỉnh là 54.002 em; học sinh yếu còn 6,9%. Bậc THPT có 13.711/29.623 em đạt học sinh khá giỏi, chiếm tỷ lệ 46,3%; học sinh yếu kém còn 10%.

Đặc biệt trong học kỳ I này, tỉnh Quảng Bình đã được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Tại hội nghị, Sở GD&ĐT cùng lãnh đạo các đơn vị giáo dục trong toàn tỉnh cũng đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế cần khắc phục, để quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kế hoạch năm học 2014 - 2015.

Những nhiệm vụ trọng tâm của học kỳ II được đặt đồng thời quyết liệt thực hiện như việc tập trung thực hiện chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Nâng cao chất lượng thanh tra, chất lượng kiểm định; khắc phục khuyết điểm trong dạy thêm, học thêm, thu nộp và sử dụng kinh phí, sử dụng tài sản; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng gắn với tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục; ưu tiên phát triển giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn, giáo dục cho trẻ em khuyết tật; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục.

Coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Đặc biệt, các trường THPT cần nắm chắc kế hoạch cụ thể để tập trung triển khai cho học sinh ôn tập, hoàn thành tốt kỳ thi quốc gia đầu tiên trong năm học này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.