Quản trị tài sản trí tuệ và một số công cụ quản trị

GD&TĐ - Vừa qua, Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ và Cục Công tác Phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức Hội thảo “Quản trị Tài sản trí tuệ và một số Công cụ Quản trị” tại TPHCM.

 Thứ trưởng Trần Văn Tùng trao Giấy Chứng Nhận - Giám đốc Quản trị TSTT
Thứ trưởng Trần Văn Tùng trao Giấy Chứng Nhận - Giám đốc Quản trị TSTT

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam Bộ KH&CN Vũ Văn Khiêm... cùng các đại biểu, chuyên gia là những nhà quản trị viên tài sản trí tuệ của các các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động KH&CN, những người tiên phong nghiên cứu và ứng dụng về tài sản trí tuệ lần đầu tiên của Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng đánh giá cao việc tổ chức hội thảo này. Ông cho rằng, hiện nay chúng ta còn chưa đánh giá hết được hết các giá trị của tài sản trí tuệ. 

Một sự kiện về nhãn hiệu trước đây, khi tiến hành liên doanh với nước ngoài, nhãn hiệu PS đã được định giá tương đương với 3 triệu đô la – một điều mà trước đó các nhà quản lý ở Việt Nam không ngờ tới.

Tại hội thảo, Sở Khoa học & Công nghệ TPHCM và Viện Khoa học SHTT đã trao giấy chứng nhận cho lãnh đạo, cán bộ từ các đơn vị, trường, viện, doanh nghiệp.

TPHCM là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa hoạt động đào tạo quản trị viên tài sản trí tuệ vào thành một trong nhiều đầu việc phục vụ Chương trình đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2011-2015 (theo Quyết định số 22/2011/QĐ-UB ngày 14/5/2011 của UBNDTP), và Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Thành phố giai đoạn 2011-2020 (theo Quyết định số 1335/2012/QĐ-UB ngày 15/3/2012 của UBNDTP). 

Theo đó, cho đến tháng 9/2014, đã có 400 thành viên tham dự chương trình đào tạo; trong đó, có 120 người đã hoàn thành cấp độ chuyên viên tài sản trí tuệ (5 mô đun) với 150 giờ học; 67 người đã hoàn thành cấp độ trưởng bộ phận tài sản trí tuệ (10 môđun) với 300 giờ học; 32 người đã hoàn thành cấp độ Giám đốc TSTT (15 môđun) với 450 giờ học. 

Chương trình hợp tác của Đại học quốc gia TPHCM năm 2014 với TPHCM, đã đề nghị UBND TPHCM hỗ trợ 2 khóa đào tạo chuyên viên tài sản trí tuệ: gồm 1 khoá cho các đơn vị thuộc khối khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ và 01 khóa cho khối khoa học xã hội và nhân văn. 

Chương trình đã được triển khai trong tháng 10/2014, và đang bắt đầu phục vụ trên 90 giảng viên, nghiên cứu viên và chuyên viên của Đại học quốc gia TPHCM tại hai cơ sở: Trường ĐH KHXH&NV và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...