Quan ngại cơ chế xin cho ngân sách Nhà nước

GD&TĐ - Sáng nay (29/10), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự toán ngân sách Nhà nước và đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn…, một số đại biểu quan ngại sẽ phát sinh cơ chế xin cho từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm – đoàn Phú Thọ
Đại biểu Hoàng Quang Hàm – đoàn Phú Thọ

Phát biểu thảo luận tại hội trường, Đại biểu Hoàng Quang Hàm – đoàn Phú Thọ nêu ý kiến: Theo kế hoạch của Chính phủ, 2 năm còn lại tất cả các nguồn vốn bố trí để chi đầu tư của Trung ương từ thu, vay, thoái vốn cổ phần chỉ được 440 ngàn tỉ đồng. Dự toán năm 2019 còn 197 ngàn tỉ.

Đến năm 2020, trên nền vận động cao thì được 217 ngàn tỉ. Kết nối hai năm nỗ lực được 414 ngàn tỉ. Thiếu gần 60 ngàn cho các dự án đã có danh mục, số vốn đã phân bổ trung hạn.

Theo Đại biểu, nếu sử dụng tiếp dự phòng của Trung ương thì sẽ thiếu khoảng 150 ngàn tỉ. Theo phương án của Chính phủ thì các dự án được ghi tên vào góp vốn cụ thể theo kế hoạch trung hạn phần ngân sách của trung ương phải cắt giảm 60 ngàn tỉ.

“Nếu sử dụng tiếp dự phòng các dự án này cắt giảm sâu hơn 150 ngàn tỉ, dẫn đến các dự án chậm tiến độ, dàn trải; đồng thời gá chân thêm vào các dự án mới làm tăng thêm mức độ dàn trải, vi phạm luật đầu tư công.

Cách làm này sẽ tạo áp lực cho các giai đoạn sau. Đồng thời hợp thức hóa nhu cầu bằng các cam kết bố trí vốn trung hạn khi thực tế hàng năm không cân đối đủ nguồn và tạo ra cơ chế xin cho” - Đại biểu Hoàng Quang Hàm nêu vấn đề.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang – đoàn Đắc Nông
Đại biểu Nguyễn Trường Giang – đoàn Đắc Nông

Thảo luận tại hội trường sáng 29/10, đại biểu Nguyễn Trường Giang – đoàn Đắc Nông nêu ý kiến, cần tính đến dự phòng để xử lý những vấn đề cấp bách phát sinh trong việc bố trí vốn đầu tư công trung hạn cho các dự án đường ven biển.

Đồng thời, cân đối bố trí vốn các công trình từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và phân bổ vốn dự phòng chung giai đoạn 2016 – 2020. Đại biểu cũng đề nghị việc sử dụng vốn nước ngoài đầu tư xây dựng đường cao tốc cần thực hiện đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Bộ Chính trị....

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.