Quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công viên chức Bộ GD&ĐT

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy định quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức, bao gồm: Nguyên tắc, hình thức và thẩm quyền cử đoàn ra; trình tự, thủ tục, hồ sơ cử đoàn ra, chế độ báo cáo và quản lý tài liệu, thông tin và tổ chức thực hiện.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quy chế này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quản lý được cử đi công tác, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài với thời gian dưới 180 ngày.

Quy chế không áp dụng đối với các trường hợp đi nước ngoài về việc riêng hoặc đi nước ngoài từ 180 ngày trở lên.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, phê duyệt về chủ trương cho phép các Thứ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ GD&ĐT đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài.

Bộ trưởng duyệt ký quyết định hoặc ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực hợp tác quốc tế ký quyết định cử cấp Thứ trưởng đi công tác nước ngoài.

Bộ trưởng phân công Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực hợp tác quốc tế ký quyết định cử cán bộ, công chức theo quy định đi công tác nước ngoài.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý ký quyết định cử công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị mình đi công tác nước ngoài theo quy định hiện hành.

Vụ Hợp tác Quốc tế là đơn vị đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý đoàn ra đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài.

Trường hợp cần kéo dài thời gian công tác ở nước ngoài, cán bộ, công chức phải báo cáo bằng văn bản với trưởng đoàn công tác và thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Cán bộ, công chức chỉ được kéo dài thời gian công tác ở nước ngoài khi cấp có thẩm quyền cho phép...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.