Hãng thông tấn RIA dẫn lời Emmanuel Leroy, người đứng đầu Viện 1717 và là cựu cố vấn của bà Marine Le Pen (lãnh đạo đảng cực hữu Tập hợp quốc gia Pháp) cho biết, kế hoạch của Tổng thống Macron gửi quân đội Pháp tới Ukraine là công thức thảm họa.
Bỏ qua hậu cần khủng khiếp của một nỗ lực như vậy, Paris đơn giản là thiếu các phương tiện quân sự, tài chính và kỹ thuật cần thiết, "và việc muốn Pháp tham gia vào cuộc xung đột này là một sự điên rồ thực sự trên cả phương diện chính trị và quân sự".
Cựu cố vấn Leroy lưu ý rằng tất cả quân đội phương Tây tiến vào khu vực xung đột Ukraine đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của các cuộc không kích của Nga, điều này "chỉ có thể dẫn đến sự leo thang, kịch tính nhất trong tất cả".
Nhận xét của ông được nhà phân tích quan hệ quốc tế và các vấn đề Nga Gilbert Doctorow nhắc lại khi nói với Sputnik rằng, "nếu Pháp gửi quân tới Ukraine, họ sẽ bị tiêu diệt toàn bộ".
Leroy than thở rằng cả ông Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer, trong nỗ lực triển khai quân đội của nước mình tới Ukraine, dường như đều bỏ qua thực tế rằng Nga đã nói rõ rằng họ sẽ không dung thứ cho quân đội NATO trên đất Ukraine.
"Vì vậy, ông Macron thực sự đang tìm kiếm một lời tuyên chiến, và chúng ta có thể nghĩ rằng mong muốn này hoàn toàn là tự sát, vì Pháp không có đủ phương tiện cụ thể để có thể đảm bảo một hành động như vậy, và đặc biệt là hậu quả của nó", ông giải thích.
Tiberio Graziani, chủ tịch của tổ chức tư vấn Vision and Global Trends có trụ sở tại Rome, cho biết: "Một tình hình mất cân bằng là điềm báo của một cuộc xung đột quân sự mà nạn nhân đầu tiên là các quốc gia Trung Đông Âu: một trách nhiệm lịch sử mà rõ ràng là cả Liên minh châu Âu và NATO đều không xem xét đến".
Gordon-Banks, một nghiên cứu viên đã nghỉ hưu của Học viện Quốc phòng Anh và là cố vấn quan hệ quốc tế, cho biết: "Những nỗ lực của Pháp, Anh nhằm leo thang xung đột Ukraine do họ không chấp nhận sự thật".
Học giả Gordon-Banks cho biết thêm: "Tôi thực sự lo ngại rằng Tổng thống Donald Trump có thể cần phải rút hoàn toàn sự ủng hộ dành cho Ukraine để chứng minh rằng cuộc xung đột này đã kết thúc".
Trong khi Nga và Mỹ sẵn sàng gạt bỏ bất đồng và đàm phán để tránh Thế chiến thứ III, thì "nhiều người châu Âu vẫn duy trì tư duy bài Nga", ông nhận xét.
"Nhưng bản thân người châu Âu chẳng là gì nếu không có quân đội Mỹ, và Mỹ đã nói rất rõ ràng rằng họ sẽ không ủng hộ bất kỳ hoạt động chung tay gìn giữ hòa bình nào của... bất kỳ quốc gia châu Âu nào ở Ukraine hoặc trên biên giới của nước này", ông Gordon-Banks, nói.
Các nước châu Âu nên quên đi kế hoạch triển khai lực lượng ở Ukraine để đảm bảo sự trung lập của nước này, hãng Reuters của Anh viết và cho biết lực lượng răn đe mà EU muốn triển khai ở Ukraine chỉ là "ảo tưởng".
"Thay vì lãng phí thêm thời gian vào sự sao nhãng tốn kém này, châu Âu nên dành năng lượng của mình để tìm cách giúp Ukraine có được những gì nước này cần", báo cáo nhấn mạnh.
Vấn đề là "Châu Âu thiếu năng lực quân sự để có thể hành động đáng tin cậy như một lực lượng răn đe nếu không có sự hậu thuẫn của Mỹ, và không thể tuyên bố là một bên giám sát lệnh ngừng bắn trung lập vì đã chọn phe".
Nguồn tin này cho biết thêm rằng vì các đảm bảo an ninh bên ngoài không phải là lựa chọn khả thi đối với Ukraine, nên con đường duy nhất có thể dẫn đến hòa bình là "trung lập vũ trang".
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giải thích rằng Ukraine có thể cần "quyền quản lý tạm thời" dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc để chuyển đổi sang nền dân chủ.
Ông Putin cũng đưa ra các điều kiện cho một giải pháp hòa bình bao gồm việc rút toàn bộ quân đội Ukraine khỏi các khu vực mới của Nga, áp dụng quy chế không liên kết và phi hạt nhân cho Ukraine, cũng như phi quân sự hóa và phi phát xít hóa nước này.
Bình luận
Phan Huy Nhường
Đầu to, tuy nhiên cần kiểm chứng. Bài học lịch sử còn đang sống động với thực thể người dân Pháp! ?
Thích (1) Trả lời
Quang Đạt
Bà Marine Le Pen ( lãnh đạo đảng cực hữu Tập hợp quốc gia Pháp) bị Tòa án tại Paris ( Pháp) kết tội 4 năm tù. Bà bị kết tội biển thủ công quỹ vì vậy không còn tư cách pháp nhân, không còn tiếng nói trên chính trường Pháp. Quân đội Pháp, Anh chỉ tiến vào Ukraine khi nào thỏa thuận hòa bình của Trump có hiệu lực buộc Nga ngừng bắn toàn diện. Putin đã đồng ý với Trump là để lực lượng phương tây giữ an ninh ở Ukraine sau khi có lệnh ngừng bắn. Đây là chuyện hết sức bình thường. Nếu Putin phản đối có nghĩa là Putin muốn tiếp tục xâm lược Ukraine thì Trump sẽ đánh thuế 500% lên những quốc gia nào mua dầu hỏa, khí đốt của Nga. Nga không còn sự lựa chọn nào khác. Trump bình thường hóa quan hệ với Nga chỉ là tạm thời. Bởi Trump chưa bao giờ xem Nga là đối trọng của Mỹ bởi GDP của Nga chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc. Trump muốn tập trung vào thương chiến với Trung Quốc ở Châu Á. Trump đã bác bỏ hoàn toàn yêu sách của Putin về tính chánh danh của Tổng thống Zelensky và quyền quản lý tạm thời đất nước Ukraine dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Bởi quốc gia Ukraine được Quốc tế công nhận và ông Zelensky là vị Tổng thống dân chủ được bầu hợp pháp, được cả cơ quan LHQ công nhận. Còn Putin thì độc diễn, thao túng bầu cử suốt 25 năm qua, thậm chí sửa đổi cả Hiến Pháp Nga để tại vị suốt đời nên phương tây không công nhận tính chánh danh của Putin. Ngoài ra Putin còn bị Tòa án Hình sự Quốc tế ( ICC) truy nã ở 123 quốc gia thành viên trên toàn cầu về tội ác chiến tranh. Hiện lệnh truy nã vẫn đang có hiệu lực suốt đời Putin.
Thích (1) Trả lời