Quân đội Nga gọi tái ngũ hàng loạt xe tăng đồ cổ T-55

GD&TĐ - Sau T-62, Quân đội Nga lại gây bất ngờ lớn cho giới truyền thông khi gọi tái ngũ những xe tăng T-55 cũ hơn nhiều.

Quân đội Nga gọi tái ngũ hàng loạt xe tăng đồ cổ T-55

Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục mở kho vũ khí dự trữ từ thời Liên Xô. Mới đây trên một tuyến đường sắt của nước Nga, nhiều người đã chú ý đến một đoàn tàu chở xe tăng hạng trung T-55 được sản xuất vào giữa thế kỷ trước.

Cách đây chưa đầy một tháng, nhiều người cũng đã chứng kiến ​ xe bọc thép chở quân BTR-50P sản xuất cùng thời điểm nhận lệnh "tổng động viên".

Giới phân tích cho rằng không có khả năng xe tăng T-55 sẽ làm nhiệm vụ dẫn đầu mũi tấn công tại khu vực tiền tuyến, bởi những cỗ chiến xa này gần như không có cơ hội chống lại tên lửa Javelin và NLAW.

Mặc dù vậy với lợi thế của vỏ giáp và pháo 100 mm, chúng có thể được sử dụng làm vũ khí hỗ trợ hỏa lực từ các vị trí cố định. Điều này sẽ cho phép Quân đội Nga "tiết kiệm" xe tăng T-90 tối tân trong vai trò yểm trợ pháo binh.

Quân đội Nga đã phải gọi tái ngũ các xe tăng T-55 "đồ cổ" từ kho dự trữ.

Quân đội Nga đã phải gọi tái ngũ các xe tăng T-55 "đồ cổ" từ kho dự trữ.

Có ý kiến hy vọng các xe tăng T-55 cũ sẽ được nâng cấp lên chuẩn T-55M5 khi giữ lại pháo D-10T2S 100 mm nhưng bổ sung thiết bị điện tử để tương đương T-80 đời đầu đi kèm giáp bảo vệ, nhưng thực chất với tình trạng của Quân đội Nga hiện nay, bước đi trên là không cần thiết.

Trước đó báo chí Nga đã nói về một đợt chuyển giao lớn xe bọc thép đa năng MT-LB có lắp đặt tháp pháo 2M-3 25 mm lấy từ những tàu tuần tra cỡ nhỏ, nhưng cần lưu ý rằng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng về việc sử dụng MT-LB hoặc BTR-50 trong khu vực chiến đấu.

Có lẽ những chiếc thiết giáp này được bố trí sâu ở phía sau tiền tuyến nhằm đề phòng những sự cố tương tự như cuộc đột kích ở vùng Bryansk. Nhưng bằng cách này hay cách khác, sự xuất hiện vào năm thứ hai của chiến dịch quân sự đặc biệt những phương tiện "đồ cổ" cho thấy tổn thất rất lớn của Quân đội Nga.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ