Quân đội Mỹ đang phải học hỏi kinh nghiệm chiến trường từ Ukraine

GD&TĐ - Quân đội Mỹ tiếp tục rút ra những lưu ý thú vị từ kinh nghiệm cuộc chiến tại Ukraine để ứng dụng trong tương lai.

Quân đội Mỹ đang phải học hỏi kinh nghiệm chiến trường từ Ukraine

Bộ chỉ huy Quân đội Mỹ tiếp tục phân tích kinh nghiệm của Lực lượng vũ trang Ukraine trên chiến trường nhằm đưa ra chiến lược tối ưu hơn cả trong trường hợp xảy ra “cuộc chiến lớn” ở châu Âu hoặc khu vực Thái Bình Dương.

Việc xem xét lại chiến lược như vậy đang diễn ra trên tất cả các khía cạnh - vai trò của pháo binh và máy bay không người lái, nhiệm vụ của xe tăng trong các trận chiến hiện đại và cải thiện khả năng bảo vệ của chúng, bao gồm chống lại UAV, cải tiến quy trình hậu cần và sửa chữa thiết bị...

Việc khái quát hóa kinh nghiệm về những điểm này hiện chỉ ở mức độ lý thuyết, nhưng sau này sẽ đưa đến những quyết định cụ thể về các chương trình vũ khí mới cho Quân đội Mỹ.

Đặc biệt, Lầu Năm Góc không chỉ đang xem xét cách các binh sĩ Ukraine hiện đang sử dụng HIMARS và pháo 155 mm, mà còn xem bản thân nước này cần cải thiện kho vũ khí pháo binh của mình như thế nào.

Ví dụ, trong số các lựa chọn bao gồm "hồi sinh" dự án mua pháo tự hành bánh lốp 155 mm mà quân đội Mỹ đã phát động vào năm 2020, nhưng không mang lại kết quả hợp lý.

Khả năng duy trì pháo kéo 105 mm và 155 mm cho các quân chủng khác nhau của cũng đang được thảo luận.

Ngoài ra, Quân đội Mỹ vẫn có kế hoạch xây dựng danh sách yêu cầu đối với hệ thống pháo tầm xa cỡ nòng 155 mm.

Kinh nghiệm chiến trường Ukraine rất có giá trị đối với Lầu Năm Góc.

Kinh nghiệm chiến trường Ukraine rất có giá trị đối với Lầu Năm Góc.

Kỹ thuật và phương pháp chống máy bay không người lái trên chiến trường hóa ra là một điểm quan trọng khiến Lầu Năm Góc phải suy nghĩ lại.

Cho đến gần đây, Quân đội Mỹ đi theo một quỹ đạo, trong đó họ lên kế hoạch chống lại UAV chủ yếu thông qua tác chiến điện tử hoặc các phương tiện "tác động phi động học" khác.

Nhưng thực tiễn tại Ukraine cho thấy ở lĩnh vực này tốt hơn nên tập trung vào vũ khí nhỏ hoặc hệ thống phòng không được trang bị "kính ngắm thông minh" cho người bắn.

Ngoài ra Quân đội Mỹ cũng bắt đầu nghĩ đến việc họ không chỉ cần thành lập thêm các tiểu đoàn phòng không Patriot mà còn tăng cường cơ cấu biên chế lực lượng.

Cuối cùng, Washington đang xem xét cách hiện đại hóa xe tăng M1 Abrams bằng một bản sửa đổi dựa trên kinh nghiệm của cuộc chiến Ukraine.

Thực tế đã trực tiếp chỉ ra cần phải nỗ lực bảo vệ xe tăng khỏi những vụ tấn công từ trên cao để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra do máy bay không người lái.

Trước hết, cần phải nỗ lực giảm khối lượng của cỗ máy này không chỉ vì khả năng vượt qua các loại địa hình khác nhau, mà còn nhằm đơn giản hóa quá trình sơ tán M1 Abrams khỏi chiến trường trong trường hợp cần thiết.

Pháo tự hành 2S22 Bogdana của Ukraine hoạt động trên chiến trường.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.