Mỹ đã ký thỏa thuận với Anh về việc chuyển giao chủ quyền Quần đảo Chagos trở lại Mauritius, trong khi chờ thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng thuê 99 năm đối với căn cứ quân sự chung Anh-Mỹ Diego Garcia.
Sau đây là những điều cần biết về quần đảo này và tầm quan trọng chiến lược toàn cầu của nó.
Quần đảo Chagos, tách khỏi Mauritius vào năm 1965 trước khi trở thành lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh, là biểu tượng của Anh trong thời kỳ hiện đại, với 2.300-3.500 người dân địa phương bị trục xuất để nhường chỗ cho căn cứ Diego Garcia.
Ý nghĩa chiến lược
Những hòn đảo này nằm ngay giữa Ấn Độ Dương, mang lại cho chủ sở hữu chúng khả năng tiếp cận dễ dàng tới Châu Phi và Trung Đông, Châu Á, Thái Bình Dương và Châu Úc, cũng như bốn trong chín tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới.
Mỹ đã chi tới 10 tỷ đô la để xây dựng và nâng cấp Diego Garcia kể từ những năm 1970, với các cơ sở cảng nước sâu có thể neo đậu, tiếp nhiên liệu và tiếp tế cho các tàu chiến mọi kích cỡ, bao gồm cả tàu sân bay, cùng đường băng chính dài hơn 3.600 mét có thể tiếp nhận mọi loại máy bay, bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.
Đây cũng là một cứ điểm trinh sát radar vệ tinh, điện tử và tầm xa, liên lạc với các tàu ngầm SSBN của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương.
Công cụ không thể thiếu của phương Tây
Diego Garcia được sử dụng trong các cuộc chiến tranh Iraq năm 1991 và 2003, Somalia, cuộc xâm lược và chiếm đóng Afghanistan và cuộc ném bom Libya năm 2011.
Quần đảo Chagos cho phép Mỹ giám sát và tiến hành các hoạt động giám sát Trung Quốc, các đối thủ ở Trung Đông, các quốc gia đang trỗi dậy ở Châu Phi và Châu Á, và Ấn Độ, quốc gia hiện có mối quan hệ nồng ấm với Washington nhưng không phải là sự đảm bảo mang tính lịch sử.
Ví dụ, trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Anh đã sử dụng các đảo này để theo dõi Ấn Độ và Mauritius liên kết với Liên Xô, nơi có quan hệ nồng ấm với Moscow. Gần đây hơn, Mauritius đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc, ký Hiệp định thương mại tự do vào năm 2019.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết vào năm 2019 yêu cầu Anh rút quân vô điều kiện khỏi các đảo, với sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và 113 nước khác và chỉ có sáu nước (Úc, Hungary, Israel, Maldives, Anh và Mỹ) phản đối.
Chuẩn bị kịch cho bản nóng
Theo Newsweek, cùng với việc tăng cường ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương bằng quần đảo Chagos, Mỹ cũng đang cải tạo cơ sở quân sự trên đảo Tinian như một phần tăng cường sức mạnh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương, Đại úy Keith Peden, cho biết Mỹ đã dọn sạch cỏ dại trên đường lăn và đường băng được xây dựng trước đó trên đảo trong Thế chiến thứ hai.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập ba dự án để phát triển hoạt động sân bay trên đảo Tinian như một phần của Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương, tập trung vào kế hoạch phòng thủ cho một cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra.
Báo cáo cho biết Lầu Năm Góc muốn bổ sung các hoạt động tiếp nhiên liệu, cất cánh, hạ cánh và đỗ máy bay trên đảo Tinian.
Đại úy Peden cho biết các dự án sẽ hỗ trợ nhiều loại máy bay và cho phép Không quân Mỹ triển khai và duy trì lực lượng nhanh chóng trong nhiều môi trường khác nhau cho cả hoạt động thường lệ và bất thường.
Tướng Kenneth Wilsbach, Chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, nói rằng, sân bay phía Bắc trên đảo Tinian sẽ trở thành một căn cứ rộng sau khi công việc được hoàn thành để tiếp nhận lại nó từ khu rừng rậm vốn đã hoang hóa. Quân đội Mỹ đã rời bỏ nơi này vào năm 1946.
"Nếu để ý trong vài tháng tới, bạn sẽ thấy sự tiến bộ đáng kể, đặc biệt là ở Tinian North. Không quân cũng đang bổ sung cơ sở vật chất tại Sân bay Quốc tế Tinian ở đảo", Tướng Wilsbach cho biết.
Tinian là một phần của Khối thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana, một lãnh thổ hải ngoại của Mỹ ở Thái Bình Dương, cách Hawaii khoảng 6.000 km về phía tây ở Thái Bình Dương. Tại Tinian có khoảng 3.000 người sinh sống dù hòn đảo này rộng tới 39 dặm vuông.
Cũng theo tướng Wilsbach, quân đội nước này đang khẩn trương xây dựng một căn cứ quân sự mới tại Tinian như một phương án dự phòng cho đảo Guam trong trường hợp căn cứ không quân Andersen tại Guam có thể bị tấn công.
Bên cạnh việc tích cực xây dựng các công trình phục vụ việc cải tạo Sân bay quốc tế Tinian, quân đội Mỹ đang tích cực mở rộng và nâng cấp hạ tầng đường sá trên đảo nhằm phục vụ cho các hoạt động huấn luyện trong tương lai của quân đội Mỹ tại đây.