Quan chức NATO cảnh báo Điều 5 về phòng vệ tập thể

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lo ngại về khả năng khối sẽ buộc phải áp dụng Điều 5 trong Hiến chương NATO về “Phòng vệ Tập thể”

Quan chức NATO cảnh báo Điều 5 về phòng vệ tập thể

Theo tờ Wall Street Journal của Mỹ đưa tin, tham chiếu những nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, các quan chức NATO đang nghiên cứu đề xuất hỗ trợ ngay lập tức cho Ukraine “ngoại trừ việc gia nhập liên minh”, sáng kiến sẽ được trình bày tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius vào tháng 7.

Theo các nguồn tin, đề nghị hỗ trợ này sẽ được đưa ra vào tháng 7 trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Litva. Quyết định do các quan chức soạn thảo bao gồm đề xuất “cung cấp hỗ trợ không chậm trễ”, ngoại trừ việc đảm bảo nước này sẽ giành được tư cách thành viên trong thời điểm hiện nay.

Được biết, vào cuối tháng 9 năm ngoái, Kiev đã nộp đơn xin gia nhập NATO trên cơ sở nguyên tắc “đơn giản hóa các thủ tục”.

Một số thành viên như Hy Lạp và các nước Baltic đã lên tiếng ủng hộ, nhưng Hoa Kỳ tuyên bố “không nhìn thấy giải pháp nào trong ngắn hạn”, việc thực hiện thủ tục như vậy vào thời điểm này là “không hợp lý”.

Theo tờ báo Mỹ, mặc dù từ chối đưa Kiev vào NATO trong thời điểm này, nhưng bằng những hành động ủng hộ rộng rãi và không hạn chế, các quan chức và nhà ngoại giao của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương muốn đưa ra dấu hiệu rõ ràng đối với chính quyền của ông Vladimir Zelensky là Ukraine sẽ có thể tham gia liên minh trong tương lai.

Trong các hoạt động bên lề hội nghị thượng đỉnh này, hôm 15/5, người đứng đầu NATO đã cảnh báo các thành viên của khối này về những nguy cơ khiến khối này sa vào một cuộc xung đột quân sự với Nga, nếu không chú ý đến những cam kết riêng rẽ của các thành viên trong việc bảo đảm an ninh cho Ukraine.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói trong cuộc phỏng vấn với ông Anders Fogh Rasmussen, chủ tịch Tổ chức Liên minh Dân chủ rằng, việc các đồng minh cung cấp đảm bảo an ninh song phương cho Ukraine sẽ đưa NATO đến gần hơn với việc áp dụng Điều 5 của Hiến chương Liên minh, một điều khoản cốt lõi về giá trị của Khối hiệp ước này.

Điều 5 của Hiến chương NATO quy định: Các bên ký kết đồng ý rằng tấn công vũ trang vào một hoặc nhiều bên trong số các thành viên NATO ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là tấn công vào NATO nói chung. Do đó, điều này thường được gọi là Điều khoản về “Phòng vệ Tập thể”.

“Nếu các đồng minh NATO, đặc biệt là các nước lớn, cung cấp cho Ukraine các đảm bảo an ninh trên cơ sở song phương, chúng ta sẽ tiến gần đến việc (áp dụng) Điều 5” - ông Stoltenberg nói trong cuộc phỏng vấn với ông Anders Fogh Rasmussen, được phát sóng trên trang web của NATO.

Về vấn đề này, các phương tiện truyền thông phương Tây từ lâu đã dẫn ý kiến của các cựu quan chức NATO và các nước thành viên, bày tỏ sự lo ngại về việc xung đột Nga-Ukraine lan sang các nước xung quanh, làm tổn hại đến hòa bình, gây mất ổn định an ninh của châu Âu.

Ngoài ra, hầu hết các quốc gia NATO đều chỉ muốn đóng một vai trò gián tiếp trong cuộc xung đột ở Ukraine thông qua viện trợ tiền bạc và vũ khí, chứ không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột trực tiếp với Nga, do những ràng buộc trong Điều 5 Hiệp ước NATO về “Phòng vệ Tập thể”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Chiếc đèn bàn

GD&TĐ - Lúc này, giấc mộng tan đi, ánh sáng và bóng tối của chiếc đèn bàn hội tụ. Quá khứ qua đi để lại nỗi đau dù là nhỏ nhất trong tâm hồn…