Quận Ba Đình (Hà Nội) đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ

GD&TĐ - Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở giáo dục quận Ba Đình đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện.

Quang cảnh Hội nghị sơ kết học kỳ cấp Mầm non quận Ba Đình.
Quang cảnh Hội nghị sơ kết học kỳ cấp Mầm non quận Ba Đình.

Ngày 12/1, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II (năm học 2023 - 2024) cấp Mầm non, với nhiều kết quả nổi bật.

Các đại biểu về dự hội nghị.

Các đại biểu về dự hội nghị.

Sau báo báo cáo kết quả học kỳ I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2023-2024 cấp Mầm non quận Ba Đình, đại biểu nghe 3 nội dung tham luận của đại diện các trường Mầm non với nhiều phương pháp, đổi mới trong công tác giáo dục chăm sóc trẻ.

Tiêu biểu, cô Trần Thị Mai Anh - Hiệu trưởng Mẫu giáo số 10, với tham luận “Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường lồng ghép giáo dục lễ giáo, kỹ năng sống tại nhà trường”. Tham luận “Một số biện pháp xây dựng trường chuẩn Quốc gia” của cô giáo Bùi Thị Thu Hiền - Hiệu trưởng Mầm non số 6.

Cô Lê Thị Trâm Anh - Hiệu trưởng Mầm non Tuổi Hoa với tham luận “Một số biện pháp xây dựng mô hình trường học xanh, không gian sáng tạo trong cơ sở giáo dục mầm non và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng trẻ”.

Đại biểu dự và phát biểu tham luận tại hội nghị.

Đại biểu dự và phát biểu tham luận tại hội nghị.

Tại hội nghị, nhiều cán bộ quản lý ở các trường mầm non (công lập, tư thục, nhóm trẻ, lớp mầm non độc lập) đã đưa nhiều ý kiến thiết thực và hiệu quả nhằm đóng góp, xây dựng phương hướng thực hiện nhiệm vụ cơ sở giáo dục trẻ mầm non tốt hơn trong thời gian tới.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GDĐT quận Ba Đình nhấn mạnh, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được đặt lên hàng đầu. Theo đó, các nhà trường cố gắng, nỗ lực đảm bảo an toàn tuyệt đối khi nuôi dạy trẻ. Chất lượng giáo dục khởi sắc khi áp dụng các mô hình mới như Montesorri, STEM… Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi số của Ba Đình dẫn đầu TP Hà Nội giúp quản lý hồ sơ, sổ sách, giáo án của nhà trường khoa học; việc thiết kế bài dạy, trò chơi, hoạt động giáo dục nhanh chóng, hiệu quả…

Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình phát biểu tại hội nghị.

Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình phát biểu tại hội nghị.

“Quận Ba Đình luôn dành nguồn lực lớn cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phát triển giáo dục theo lộ trình. Chẳng hạn, quận đầu tư cho các trường màn hình LED sân khấu, mái che sân trường, thiết bị tương tác thông minh, thang máy, thiết bị phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho các em học sinh...

Về nhân lực, trình độ chuẩn của giáo viên mầm non quận Ba Đình đã đạt chuẩn 100% dù lộ trình phải tới năm 2026. Như vậy, Ba Đình đã hoàn thành chỉ tiêu trước 2,5 năm. Đặc biệt, tỉ lệ trên chuẩn của Ba Đình lên tới 65%, trong đó nhiều giáo viên và cán bộ quản lý có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Sở GDĐT Hà Nội đánh giá công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của Ba Đình chính là mô hình mẫu cho thành phố học hỏi, rút kinh nghiệm.

Về chuyên môn, quận Ba Đình chuyển mình nhanh chóng song vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục cố gắng chứ không bằng lòng với những kết quả đã đạt được. Ví dụ, vẫn còn nhiều trường trong lộ trình rà soát quỹ đất xây trường, cải tạo, nâng cấp để 100% các trường có màn hình LED, phòng hội đồng chính...”, ông Lê Đức Thuận thông tin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.