Quá tải bệnh nhân chạy thận nhân tạo

85 máy chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đều phải chạy tối đa công suất 24/24h; có lúc quá tải 200%. Khi máy hỏng, bệnh nhân xếp hàng chờ đợi.

Quá tải bệnh nhân chạy thận nhân tạo
than2-6972-1439311512.jpg

Máy chạy thận nhân tạo do chạy liên tục, hết công suất nên rất nhanh hỏng. Ảnh: N.P.

Từ 6h sáng đến 12h đêm, các máy chạy thận nhân tạo tại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, chạy liên tục. Mỗi lượt có 82-85 máy cùng chạy lọc máu cho bệnh nhân, 3-4 tiếng đồng hồ một lượt; người trước chưa xong đã có người sau đợi đến lượt. Nhiều người suy thận mãn mỗi tuần lọc máu 3 lần.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đây là đơn vị lọc máu lớn nhất cả nước, hiện khoa có hơn 600 bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ. Bệnh viện có hơn 100 máy thì 85 máy hoạt động 24/24h, một số máy dự phòng hoặc hỏng hóc có lúc quá tải 200%. Trung bình mỗi năm một máy chạy 100.000 lần lọc máu.

than1-5922-1439311512.jpg

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: N.P.

12 năm chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Bạch Mai, ông Nguyễn Văn Tần, 75 tuổi, Bắc Giang, thấu hiểu hơn ai hết những nỗi vất vả của những người suốt đời gắn với bệnh viện. Định kỳ một tuần 3 lần, ông Tần phải vào viện lọc máu, không thể chậm trễ dù chỉ một ngày. Số lượng bệnh nhân quá đông, máy chạy hết công suất, hỏng hóc nên nhiều lúc ông phải xếp hàng đợi.

Thận được coi là bộ máy lọc chất độc trong máu ra khỏi cơ thể. Khi chức năng của cơ quan này suy giảm, độc tố sẽ tích tụ gây bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trước thực tế này, ngày 11/8, khoa Thận nhân tạo được tài trợ 20 máy chạy thận nhân tạo mới hiện đại của Nhật, trị giá 8,4 tỷ đồng thay cho một số máy hỏng hiện chờ sửa. Nhờ đó bệnh nhân được chạy máy tốt hơn.

Hàng năm Việt Nam có khoảng 8.000 ca suy thận mới, trong đó suy thận do biến chứng của các bệnh chuyển hóa (đái tháo đường, gút) tăng cao trong các năm gần đây. Suy thận được bệnh danh là "sát thủ giết người" thầm lặng, nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đã bị suy thận ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân chủ yếu do các bệnh lý tại thận, tăng huyết áp và đái tháo đường. Tiến triển của bệnh thận mãn tính dẫn đến suy thận mãn tính, làm mất chức năng thận và phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ