Quá khứ cơ cực của nhà báo Lại Văn Sâm: Bán hàng ngoài chợ, được mẹ vợ nuôi

Mới đây, trong một chương trình truyền hình, nhà báo Lại Văn Sâm đã có những chia sẻ vô cùng thú vị về những gì ông đã trải qua trong quá khứ.
Quá khứ cơ cực của nhà báo Lại Văn Sâm: Bán hàng ngoài chợ, được mẹ vợ nuôi

Được biết đến là một nhà báo lớn, một MC đại tài của Việt Nam, nhà báo Lại Văn Sâm luôn là một tượng đài vĩ đại trong lòng người hâm mộ. Tuy nhiên, ít ai biết được, trước khi thành công như ngày hôm nay, ông cũng đã từng có những khoảng thời gian hết sức cơ cực.

Mới đây, trong chường trình Ký Ức Vui Vẻ, nhà báo Lại Văn Sâm có chia sẻ quá khứ từng khó khăn, phải “để mẹ vợ nuôi suốt 2 năm trời”.

Chia sẻ về quá khứ, nhà báo Lại Văn Sâm nhớ lại: “Năm 1987 lần đầu tiên tôi tiếp cận với truyền hình sau khi tôi ở Liên Xô về, tôi làm ở phòng thể thao, anh Vũ Huy Hùng là người trực tiếp chỉ tôi.

Cho đến gần hết năm 1987, chả thấy ai đả động gì đến mình, tôi về nhà phụ mẹ vợ bán hàng và phụ dịch, nói giá cả các thứ này kia.

Bà nuôi tôi cho đến năm 1988, có người mời tôi vào làm cái Euro, thế là tôi đi vào làm tường thuật. Lúc đó tôi còn đi cái xe đạp Liên Xô. Cho đến năm 1989, tôi được vô biên chế…”.

Cho đến măm 1995, khi đang nghỉ ốm ở nhà, nhà báo Lại Văn Sâm nhận được một cuộc gọi từ Giám đốc Đài truyền hình đề nghị sang Liên Xô để làm một chương trình trò chơi truyền hình cho Việt Nam. Đó cũng là chương trình trò chơi truyền hình đầu tiên của Việt Nam: Trò chơi liên tỉnh.

Giờ đây, khi nhớ lại những gì đã trải qua, nhà báo Lại Văn Sâm vẫn luôn tỏ lòng cảm ơn đến những vị ân nhân thầm lặng giúp mình những năm tháng cơ cực.

Trước đó, nhà báo Lại Văn Sâm cũng đã từng có những chia sẻ thẳng thắn trên một số chương trình như “tuổi thơ từng bị mẹ tát”.

Cụ thể, nhà báo chia sẻ trong chương trình cafe sáng rằng: “Ba mẹ tôi rất yêu thương nhau, họ rất ít khi cãi vã. Ba tôi làm thẩm phán tại thị xã Phú Thọ. Có một người ăn cắp bị tuyên án 18 tháng tù. Ba tôi xin giảm án xuống còn 9 tháng. Bà vợ người này mới mang tới nhà tôi biếu 10 quả trứng và 10 con gà con.

Đó là lần đầu tiên tôi thấy ba tôi nặng lời với mẹ tôi. Ba tôi nói như thế là dã man, người ta mắc tù tội, giúp người ta rồi lại nhận hối lộ.

Mẹ tôi khóc rất nhiều. Bà bị tổn thương vì những lời nói rất nặng của chồng. Thấy thế, tôi mới lên tiếng. Tôi nói là "Ba sai rồi. Người ta tự mang tới chứ đâu phải mẹ bảo. Nếu không muốn nhận thì trả lại".

Ngay lúc đó, mẹ tôi tát tôi một cái. Đó là lần đầu tiên bà tát tôi. Bà kéo tôi xuống bếp rồi mắng tôi và nói, tôi không được cãi ba”.

Theo Saostar.vn
Ghé Đà Lạt thưởng lãm 'Chuyện mình'

Ghé Đà Lạt thưởng lãm 'Chuyện mình'

GD&TĐ - Triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Đoàn Đức Hùng tại phòng tranh Le Lycee Ana Mandarin Villas DaLat (Lâm Đồng) tiếp tục đón khách đến 26/10.
Nhiều họa sĩ trẻ giành giải thưởng Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc. Ảnh: Bình Thanh

Điêu khắc đang 'đổi vai'?

GD&TĐ - Góp tác phẩm vào Cuộc thi và Triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc đang diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội, phần lớn là họa sĩ, nhà điêu khắc trẻ.
Ảnh minh họa: ITN.

Truyện ngắn Ước mơ của Linh

GD&TĐ - Từ ngày Linh chào đời, cả làng, cả xã biết mẹ và Linh bị AIDS. Hôm đó là một ngày mưa rét cắt da, cắt thịt trong tiết đại hàn của mùa Đông giá lạnh.
Canh 'tập tàng'.

Thương nhớ canh 'tập tàng'

GD&TĐ - Có một món canh quê, rất quê mà người quê hoặc gốc quê luôn luôn nhớ, luôn luôn thích - cả người quê xưa và người quê nay.
Ảnh minh họa/ITN.

Truyện ngắn: Đôi giày

GD&TĐ - Một người sẽ đi bao nhiêu đôi giày trong suốt cuộc đời? Câu hỏi này thật kỳ lạ, ai sẽ nghiêm túc tính toán cơ chứ!
Minh họa/INT

Từ màn ảnh đến cuộc đời

GD&TĐ - Nếu như những nhân vật, câu chuyện của thế giới ảo mới bắt đầu được điện ảnh nước nhà khai thác thì trên thế giới, chủ đề này đã không còn lạ lẫm.