Bình Phước: Ưu tiên các chính sách đặc thù hỗ trợ vùng DTTS và miền núi

GD&TĐ - UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 731/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2020 nhằm đưa các thôn, ấp ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK).

Bình Phước: Ưu tiên các chính sách đặc thù hỗ trợ vùng DTTS và miền núi

Tập trung nguồn lực cho thôn, ấp ĐBKK

Đến cuối năm 2018, Bình Phước có tổng dân số 975.319 người, trong đó 196.446 người thuộc 40 thành phần DTTS, chiếm 20,14% tổng số dân toàn tỉnh. Tỉnh có 9 xã, 51 thôn ĐBKK và 1 xã biên giới (Lộc Thành, huyện Lộc Ninh) được Chính phủ phê duyệt đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, nhờ vậy đời sống đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện, kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tính đến đầu năm 2019, tỉnh Bình Phước còn 4.545 hộ nghèo, chiếm 52,76% tổng số hộ nghèo DTTS; 2.981 hộ cận nghèo, chiếm 45,05% tổng số hộ cận nghèo là đồng bào DTTS.

Nhờ các nguồn lực xây dựng giao thông nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo vùng DTTS ở Bình Phước. Nhờ các nguồn lực xây dựng giao thông nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo vùng DTTS ở Bình Phước.

Theo ông Maly Phước, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, mặc dù đến nay, Trung ương chưa phân bổ kinh phí thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020 cho tỉnh. Nhưng năm 2018, ngân sách tỉnh đã bố trí 4 tỷ 100 triệu đồng, phân bổ cho UBND các huyện, thị xã thực hiện: Bù Đăng 1 tỷ đồng; Đồng Phú 600 triệu đồng; Bù Đốp, Lộc Ninh, Phú Riềng, Hớn Quản và Bình Long mỗi huyện 500 triệu đồng. Tính đến hết năm 2018, các huyện, thị xã đã giải ngân trên 3 tỷ đồng, đạt 76,15% kế hoạch. Từ đó, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã ĐBKK có điều kiện phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững.

Đặc biệt, mới đây, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 731/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2020.

Qua rà soát, điều chỉnh đối tượng thụ hưởng chính sách giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh là 4.193 hộ. Cụ thể: Hỗ trợ đất ở 361 hộ; hỗ trợ đất sản xuất (chuyển đổi nghề) 2.341 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 1.682 hộ; vay vốn tín dụng ưu đãi 1.043 hộ. Tổng kinh phí thực hiện các chính sách đặc thù (quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bình Phước) là 249 tỷ 528 triệu đồng.

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc, việc tiếp tục triển khai các chính sách đặc thù cho vùng DTTS và miền núi là cần thiết nhưng phải đổi mới cách làm, cơ chế thực hiện và tăng nguồn lực đầu tư cho “ra tấm, ra món”, tránh dàn trải.

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chính sách còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như quỹ đất ở tại các địa phương rất ít, không đủ để hỗ trợ đất ở cho người dân theo đúng nhu cầu; Định mức hỗ trợ hộ không có đất sản xuất rất thấp (15 triệu đồng/hộ từ ngân sách nhà nước). Hiện các địa phương đang phải tạm dừng các dự án liên quan đến hỗ trợ đất sản xuất theo chỉ đạo của Chính phủ về đóng cửa rừng (dừng Chương trình 755 từ năm 2016 đến nay) nên khó khăn trong việc khai hoang, quy hoạch quỹ đất để cấp cho các đối tượng thụ hưởng. Trong khi đó, đến nay Trung ương vẫn chưa phân bổ kinh phí cho tỉnh để triển khai thực hiện.

Mặt khác, do Quyết định 2085 phê duyệt tháng 10/2017, trong khi kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cũng đã được phê duyệt, nên khó khăn trong bố trí nguồn lực thực hiện chính sách.

Điều cần quan tâm khác là, đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo cuối năm 2017 đến đầu năm 2019 đã thoát nghèo mà vẫn chưa được thụ hưởng chính sách. Đây cũng là lý do các địa phương rất khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện công tác rà soát, phê duyệt danh sách hộ thụ hưởng bổ sung hằng năm tại cơ sở.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Viêm kết mạc thường ủ bệnh (tính từ khi tiếp xúc với nguồn lây) 2 - 3 ngày. Ảnh: BVCC.

Phòng bệnh viêm kết mạc sau mưa lũ

GD&TĐ - Lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm tại mắt. Trong đó, bệnh viêm kết mạc là phổ biến.