Cùng một lúc hai máy bay Mỹ xâm phạm không phận Iran

GD&TĐ - Iran tiết lộ chi tiết bất ngờ về vụ bắn hạ máy bay không người lái chiến lược RQ-4 Global Hawk của Mỹ.

Máy bay quân sự Boeing P-8A Poseidon của Mỹ.
Máy bay quân sự Boeing P-8A Poseidon của Mỹ.

Theo dữ liệu chính thức do Bộ Quốc phòng Iran cung cấp, không phận của Cộng hòa Hồi giáo đã bị 2 máy bay Mỹ xâm phạm cùng một lúc - máy bay không người lái trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk và máy bay trinh sát Boeing P-8A Poseidon.

Sau một cuộc họp khẩn, Quân đội Iran đã quyết định bắn hạ máy bay không người lái RQ-4 mặc dù có ý kiến đề nghị tấn công cả hai máy bay vi phạm.

Theo quân đội Iran, chiếc Boeing P-8A cũng đã xuất hiện trên không phận Iran khi máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk bị bắn hạ.

Theo Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, phi hành đoàn của máy bay Mỹ đã nhận được ít nhất ba tín hiệu cảnh báo về việc vi phạm không phận, nhưng họ đã không phản hồi về điều này.

Được biết, Iran đã xem xét đến hậu quả của việc phá hủy máy bay trinh sát Boeing P-8A vì ở trên máy bay lúc đó có 35 quân nhân Mỹ. Chính vì vậy, họ đã quyết định bắn hạ máy bay không người lái để máy bay này không thể tiếp cận gần hơn với biên giới Iran.

Theo những thông tin từ phía Iran, máy bay quân sự Mỹ được xác định nằm ở khoảng cách vài km từ nơi UAV RQ-4 Global Hawk bị bắn hạ.

Theo Avia.pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vì sao Indonesia bỏ Cup CLB Đông Nam Á?

Vì sao Indonesia bỏ Cup CLB Đông Nam Á?

GD&TĐ - Indonesia sẽ không cử đại diện tham dự Cup CLB Đông Nam Á 2025–2026 vì mâu thuẫn trong cách chọn đội với Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF).

Ảnh minh họa INT.

Hướng đến công bằng trong tuyển sinh

GD&TĐ - Để đáp ứng đào tạo nhân lực trong bối cảnh hội nhập, đa số trường đại học quan tâm đến xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong tuyển sinh.

Thí sinh tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG HCM đợt 1 năm 2025.

Quy đổi điểm IELTS để xét tuyển: Cơ hội hay rào cản?

GD&TĐ - Việc các trường đại học ngày càng mở rộng diện xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đang là xu thế tất yếu nhưng cũng đặt ra câu hỏi về sự đồng đều cơ hội cho mọi thí sinh, nhất là ở vùng khó khăn.