Pin năng lượng mặt trời trong suốt

Nhóm nghiên cứu hy vọng, pin sạc năng lượng mặt trời trong suốt có thể được ứng dụng vào các đồ vật như cửa sổ "thông minh" cho nhà hoặc văn phòng.

Pin năng lượng mặt trời trong suốt

Nhóm các nhà nghiên cứu đến từ ĐH. Kogakuin mới đây đã trình diễn một loại pin lithium-ion mới gần như trong suốt có thể sạc được bằng năng lượng mặt trời tại triển lãm quốc tế Innovation Japan 2015.

Điểm đặc biệt của công nghệ pin trong trong suốt này là khả năng sạc bằng năng lượng mặt trời. Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu đã tinh chỉnh lại các vật liệu được sử dụng trong pin lithium-ion như lithium sắt photphat cho các điện cực dương và lithium titanate và lithium hexafluorophosphate cho điện cực âm.

Khi pin được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nó sẽ trở lên hơi ngả màu, lượng ánh sáng truyền qua ít hơn 30%, nhưng vẫn đảm bảo tối đa độ trong suốt. Khi pin được sạc đầy, ánh sáng truyền qua có thể đạt xấp xỉ tới 60%. Đầu ra của viên pin này là 3,6V.

Nhóm nghiên cứu hy vọng, pin sạc năng lượng mặt trời trong suốt có thể được ứng dụng vào các đồ vật như cửa sổ "thông minh" cho nhà hoặc văn phòng, cho phép không chỉ pha màu tự động mà còn hấp thụ và lưu trữ năng lượng phục vụ cho nhiều mục đích khác.

Được biết bốn năm trước, một nhóm các nhà nghiên cứu tại ĐH. Standford (Mỹ) cũng đã giới thiệu một loại pin lithium-ion gần như trong suốt và có thể uốn cong. Kể từ đó trở đi, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và cho ra mắt công nghệ pin lithium-ion trong suốt có thể sạc bằng năng lượng mặt trời như hiện nay.

Hy vọng, trong tương lai gần chúng ta sẽ sớm thấy được các sản phẩm thương mại của công nghệ pin trong suốt nhằm phục vụ cho đời sống con người.

Theo genk.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).