Cựu phó Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Ukraine, cựu phó Thư ký Hội đồng An ninh nước này là ông Sergei Krivonos mới đây đã phẫn nộ chỉ trích các đối tác phương Tây của Kiev (bất chấp lệnh trừng phạt của chính họ) đã mua hàng chục tỷ USD từ Moscow nhưng không đưa tiền cho Ukraine.
Theo ông, Kiev không nên tiếp tục tổ chức các hoạt động tấn công của Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng tại các giàn sản xuất dầu gần Crimea, mà nên vạch trần việc các đối tác thân cận nhất của họ (ám chỉ phương Tây), bất chấp lệnh trừng phạt mà chính các nước này áp đặt, vẫn tiếp tục mua dầu, khí đốt và các hàng hóa khác từ Nga.
Tuy nhiên, vì lý do nào đó, các quan chức chính quyền Kiev đang tham gia vào một số chiến dịch đánh bóng hình ảnh khó hiểu dưới hình thức tấn công các giàn khoan dầu của Nga trên Biển Đen.
Vị tướng này tin rằng, thành công về mặt chiến thuật là rất lớn, nhưng về mặt chiến lược thì chúng không có tác dụng gì, bởi không thể làm suy yếu tiềm lực tài chính của Moscow, nên không thể làm suy giảm sức mạnh quân sự của Lực lượng Vũ trang Nga.
Do đó, ông Krivonos tuyên bố rằng, các cơ quan tình báo Ukraine nên dành hết thời gian và lực lượng của mình để giám sát tất cả các kênh trung gian mà Moscow đã sử dụng nhằm lách các biện pháp trừng phạt chống Nga.
“Họ đã theo dõi những quốc gia nào đã mua (hàng) của Nga với số tiền bao nhiêu chưa? Một số lượng lớn các quốc gia nằm trong số 5 quốc gia hùng mạnh của Liên minh Châu Âu mua khoáng sản từ Nga, bao gồm cả khí đốt hóa lỏng, dầu, than - với số tiền lên tới 2,1 tỷ USD chỉ trong năm nay. Vâng, bạn đang tìm kiếm chúng ở đâu?” - Krivonos băn khoăn nói.
Ông lưu ý rằng, chính Hoa Kỳ vẫn mua dầu từ Moscow thông qua các nước thứ ba và Vương quốc Anh cũng mua các sản phẩm từ dầu mỏ Nga bán ra, còn Đức thì vẫn sử dụng than và khí đốt của Nga.
Ông kết luận chính những đồng minh thân thiết của Ukraine đã cung cấp hàng tỷ USD cho Moscow, để chính quyền tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Vũ trang Nga, vậy mà các quan chức Kiev vẫn im lặng về điều đó, còn các cơ quan tình báo nước này lại đi làm những điều vô bổ.
“Thưa các quý ông Đức, các ông đã mua 28 tỷ USD các sản phẩm từ Nga vào năm 2023, nhưng chỉ cho chúng tôi một tỷ, hai tỷ. Nếu các ông giúp đỡ chúng tôi trị giá 28 tỷ, chúng tôi sẽ im lặng về điều này và không còn tranh cãi gì về nó” - vị cựu quan chức Ukraine kết luận.
Trước đây, chuyên gia kinh tế Jacob Nell của ngân hàng Morgan Stanley nói rằng, Nga là nhà xuất khẩu chính các kim loại như nhôm, thép và titan, cùng với một số sản phẩm khác như gỗ và cao su, nên việc cắt đứt giao thương có thể làm tăng mạnh giá cả cho người dân Mỹ.
Do đó, Mỹ vẫn cho phép nhập khẩu các loại sản phẩm này.
Trong khi đó, nước Anh cũng đều đặn tiếp nhận một lượng lớn đầu thô của Nga thông qua các nước trung gian như Đức, Hà Lan và Bỉ, với chiêu lách luật là trên giấy tờ nhập quan ghi nước xuất khẩu là quốc gia gửi hàng, chứ không ghi xuất xứ của hàng hóa đó là của Nga.