Phương Tây âm thầm thay đổi chiến lược Ukraine

GD&TĐ - Tờ Politico ngày 27/12/2023 dẫn lời một số người trong cuộc giấu tên nói rằng, phương Tây âm thầm thay đổi chiến lược Ukraine của họ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky

Mỹ và liên minh châu Âu (EU) được cho là đã âm thầm từ bỏ mục tiêu "chiến thắng toàn diện" của Ukraine trước Nga để chuyển sang một giải pháp thương lượng có thể nhượng lại một số lãnh thổ cho Moscow.

Tuy nhiên, về mặt công khai, hai quan chức chính quyền Mỹ giấu tên - bao gồm một phát ngôn viên của Nhà Trắng và một nhà ngoại giao châu Âu, đã nói với Michael Hirsh - cựu biên tập viên của Tạp chí Politico về điều ngược lại rằng, Mỹ khẳng định không có thay đổi chính thức nào về chính sách.

Theo nguồn tin của Hirsh, các quan chức Mỹ và châu Âu hiện đang "thảo luận về việc tái triển khai" quân đội Ukraine từ cuộc phản công "gần như thất bại" và chuyển sang thế phòng thủ.

Hirsh cũng nhấn mạnh rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden từng hứa sẽ hỗ trợ Ukraine “miễn là cần thiết”, nhưng giờ đây thay vào đó lại nói “miễn là chúng tôi có thể”.

Với nguồn viện trợ bổ sung bị kẹt ở Quốc hội, chính phủ Mỹ đang thúc đẩy việc "hồi sinh nhanh chóng" ngành công nghiệp quân sự của Ukraine.

Người phát ngôn giấu tên của Nhà Trắng nói với Politico rằng, các cuộc đàm phán luôn là mục tiêu cuối cùng của Mỹ ở Ukraine.

Theo Politico, Tổng thống Biden muốn có lệnh ngừng bắn ở cả Ukraine và Trung Đông, vì việc ông tán thành cuộc tấn công của Israel ở Gaza đang “khiến ông phải trả giá với sự không ủng hộ” của các đảng viên Đảng Dân chủ tiến bộ, và ông muốn “tránh những tin tức xấu trong năm bầu cử”.

Hirsh lưu ý rằng, ông Biden “dường như không thể trao lợi thế” cho Kiev sau gần hai năm tuyên bố ủng hộ mục tiêu giành chiến thắng hoàn toàn của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky.

Một quan chức quốc hội được mô tả là quen thuộc với suy nghĩ của chính quyền cho biết, Nhà Trắng “không thể lùi bước một cách công khai vì rủi ro chính trị” đối với Tổng thống Biden.

Tuần trước, tờ New York Times đưa tin, Moscow có thể sẵn sàng chấp nhận lệnh ngừng bắn đóng băng tiền tuyến hiện tại. Điện Kremlin bác bỏ câu chuyện là "sai sự thật" trong khi Kiev tố cáo tờ báo Mỹ được cho là đang làm việc cho Nga.

Theo Hirsh, điều mà Nhà Trắng lo ngại hiện nay là Nga có thể không sẵn sàng đàm phán cho đến sau cuộc bầu cử tháng 11/2024, trong khi lực lượng của nước này có thể tấn công vào mùa xuân.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.