Phương pháp tính nhẩm siêu tốc Soroban giúp trẻ phát triển tư duy toán học

GD&TĐ - Xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 1600, phương pháp tính nhẩm dựa trên thuật tính của bàn tính gảy Trung Quốc, đã được thương gia Nhật Bản cải tiến, giúp việc tính toán thuận lợi, nhanh chóng, chính xác. Qua nhiều thế kỷ, phương pháp tính nhẩm (Soroban) ngày càng được cải tiến và trở thành kỹ năng tính toán siêu nhanh, với hàng chữ số lên tới hàng nghìn.

Phương pháp tính nhẩm siêu tốc Soroban kích thích phát triển não bộ của trẻ.
Phương pháp tính nhẩm siêu tốc Soroban kích thích phát triển não bộ của trẻ.

Có mặt tại Việt Nam thông qua Hệ thống Soroban Việt Nam, do Soroban Singapore ủy quyền, năm 2015, phương pháp tính nhẩm Soroban ngày càng được học sinh và phụ huynh đánh giá cao. Vậy phương pháp tính nhẩm Soroban có những ưu việt gì và giúp cho trẻ từ 4 -12 tuổi phát triển ra sao?.

PV Báo Giáo dục và Thời đại đã có cuộc trao đổi với bà Phí Thị Minh Hằng – Phó Giám đốc đào tạo Hệ thống Soroban Việt Nam nhằm làm rõ những điều mà mọi người quan tâm.

PV: Là người am hiểu về phương pháp tính nhẩm Soroban, bà có thể cho biết, bản chất của phương pháp tính nhẩm siêu tốc này là gì?

- Bản chất của phương pháp tính nhẩm siêu tốc Soroban chính là chương trình rèn luyện và phát triển tư duy, lấy toán làm công cụ chứ không phải là dạy tính toán cho trẻ em.

Đây là chương trình khoa học dành cho lứa tuổi từ 4 -12, nhằm phát huy tối đa khả năng tư duy, khai mở những kho tàng trong não của các con. Qua nhiều năm phát triển và khẳng định thương hiệu, Soroban Việt Nam là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được Hiệp hội bàn tính Soroban Quốc tế công nhận và tham gia vào mọi hoạt động của Soroban Quốc tế, đặc biệt là các cuộc thi thế giới hằng năm.

PV: Bà có thể chia sẻ rõ hơn về việc phát triển tư duy của trẻ qua phương pháp tính nhẩm Soroban?

- Tại sao tôi lại nói đây là chương trình khoa học giúp trẻ phát triển tư duy qua toán học? Vì như chúng ta biết, cấu tạo của não có hai phần: Bán cầu não trái và Bán cầu não phải. Khi tham gia chương trình Soroban, cả hai bán cầu não này được kích hoạt với khả năng tư duy logic tốt nhất. Tất nhiên, mỗi bán cầu não có nhiệm vụ khác nhau. Nếu bán cầu não trái đảm nhiệm việc tính toán logic, thì bán cầu não phải đảm nhiệm trí tưởng tượng không gian.

PV: Có ý kiến cho rằng, ở lứa tuổi nhỏ như từ 4 – 12 tuổi, chưa cần thiết phải học tính toán siêu đẳng như vậy, quan điểm của bà về vấn đề này?

- Rõ ràng nếu đưa các con vào những chương trình toán học thực sự ở lứa tuổi nhỏ như vậy là chưa nên, điều đó đã được các chuyên gia nghiên cứu giáo dục khẳng định. Song một câu hỏi mà chúng ta nên đặt ra, đó là tại sao phương pháp tính nhẩm Soroban lại phát triển rất nhanh và mạnh tại các quốc gia có nền giáo dục tương đồng hoặc hơn Việt Nam, ví như Sigapore, Nhật Bản, Malaisia và xa hơn là Mỹ, Đức, Pháp…

Câu trả lời hết sức đơn giản, vì tính nhẩm Soroban không phải là học toán, mà là phát triển tư duy của trẻ. Việc phát triển tư duy não bộ cho trẻ là điều cần thiết và cần làm. Việc học tính nhẩm Soroban không chỉ đơn giản là học, mà các con sẽ được chơi với những phép tính toán thú vị và nhanh chóng.

PV: Vậy học tính nhẩm Soroban có quá phức tạp với trẻ hay không, đặc biệt với trẻ em Việt Nam?

- Soroban Việt Nam được Soroban Singapore chuyển giao toàn bộ bản quyền, từ chương trình đào tạo, giáo viên chuyên môn cho tới giáo trình, giáo cụ, vì vậy, học sinh Việt Nam học không khác gì các bạn học sinh ở quốc gia khác.

Đây là chương trình giáo dục khoa học kết hợp phát triển tư duy nên rất cuốn hút trẻ. Phương pháp tính nhẩm Soroban có nhiều cấp độ khác nhau, song có thể nói tựu chung lại là các con sẽ học qua 5 nấc thang nhận thức phù hợp với sự phát triển tư duy của trẻ, đó là học trên mô hình bàn tính gảy, sau đó trên mô hình tưởng tượng hạt bàn tính, rồi đến ký hiệu trên bàn tính, quy ước tính toán trên bàn tay và cuối cùng là chỉ tính trên từng đầu ngón tay.

Điều đặc biệt là, từ bàn tính thực tế, cho tới khi tính toán bằng ngón tay với dãy số lên tới hàng nghìn, hoàn toàn bằng tư duy tưởng tượng và trí nhớ đã được rèn luyện.

PV: Vậy tính nhẩm siêu tốc Soroban có dạy online được không, thưa bà?

- Cho tới thời điểm này, trên toàn thế giới, chưa có quốc gia nào dạy tính nhẩm siêu tốc Soroban qua online (Trực tuyến). Tại sao lại như vậy, vì đơn giản đối tượng học là trẻ em, rất hiếu động và dễ mất tập trung. Việc xây dựng giáo trình dạy online không khó nhưng chắc chắn không hề hiệu quả mà còn phản khoa học, phản giáo dục. Các con không thể tập trung học qua online được, nhất là trong phát triển tư duy, do đó học tính nhẩm Soroban là học trực tiếp (offline).

Cũng xin nhắc lại rằng, Hệ thống Soroban Việt Nam là đơn vị duy nhất phát triển phương pháp tính nhẩm Soroban tại Việt Nam và là thành viên duy nhất tại Việt Nam được Hiệp hội Soroban Quốc tế công nhận. Nên phương pháp đào tạo Soroban tại Việt Nam đều có sự giám sát của Hiệp hội Soroban Quốc tế.

PV: Vậy trong thời gian tới, chúng ta có hoạt động gì tham gia chung với Hiệp hội Soroban Quốc tế?

- Cho đến nay, Soroban Việt Nam đã tổ chức 7 kỳ thi học sinh giỏi Soroban cấp Quốc gia. Thí sinh tham gia được tuyển chọn từ hàng trăm trung tâm tại hơn 20 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Qua các cuộc thi này, Soroban Việt Nam lựa chọn đội tuyển gồm những em xuất sắc nhất ở các cấp độ, để tham gia các cuộc thi tầm cỡ quốc tế.

Năm 2018 này, sau cuộc thi cấp quốc gia diễn ra đầu tháng 8, Soroban Việt Nam đã lựa chọn và thành lập đội tuyển Soroban Việt Nam, tham gia cuộc thi soroban Quốc tế 2018 tại Malaisia vào tháng 12 tới. Điều đáng ghi nhận là cho tới nay, đội tuyển Soroban Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích cao, được các quốc gia ghi nhận.

PV: Xin cảm ơn bà.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ