Phương pháp học độc lập của học sinh Đan Mạch

GD&TĐ - Đan Mạch là đất nước hạnh phúc nhất thế giới năm 2016. Nơi đây luôn được đánh giá là một trong những quốc gia có nền tảng giáo dục phát triển. Sự sáng tạo trong cách dạy và học tại đất nước Bắc Âu này tập trung từ những cấp học nhỏ nhất.

Phương pháp học độc lập của học sinh Đan Mạch

Những nguyên tắc vàng

Nếu so sánh hệ thống giáo dục các quốc gia dựa trên kết quả của bài kiểm tra, Đan Mạch khó nằm trong top đầu. Tuy nhiên, Đan Mạch được xếp thứ 3 thế giới về chất lượng hệ thống giáo dục. Các nhà lãnh đạo giáo dục Đan Mạch luôn chú trọng việc học sinh phải thực sự yêu thích đến trường đi học, không coi đó là một quá trình gian khổ.

Học sinh ở nước này trong độ tuổi 14 – 18 nếu chưa xác định được mình thực sự muốn học và làm ngành nghề gì trong tương lai sẽ được tham gia một chương trình học đặc biệt trong suốt 1 năm. Tại đây, các em sẽ được dạy những kiến thức và kỹ năng ngoài sách vở để có thể khám phá, phát hiện tài năng và phát triển khả năng sáng tạo của mình. Học sinh được khuyến khích giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là những người đang cố thích nghi với cuộc sống trong xã hội.

Chương trình giáo dục Đan Mạch luôn đặc biệt chú trọng việc định hình cá tính và phát triển nhân cách của học sinh. Đây không phải là một cụm từ sáo rỗng, luật giáo dục ở đất nước này đã quy định, bậc giáo dục tiểu học không chỉ cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà còn có nhiệm vụ định hình và phát triển tính cách cho mỗi cá nhân. Thậm chí, ngay cả trước khi học mầm non, trẻ em đã có nhiệm vụ phải mở rộng vốn từ, làm quen với các nội quy nhà trường, học đức tính khoan dung và chuẩn bị sẵn sàng để bước ra ngoài xã hội.

Chương trình học dễ chịu

Một điểm độc đáo của giáo dục phổ thông ở Đan Mạch là hệ thống các trường được gọi là efterskole (dịch sang tiếng Anh là afterschool). Sau 10 năm giáo dục cơ bản, các gia đình Đan Mạch (chủ yếu là các gia đình có con học ở trường công lập) thường cho con cái họ "xả hơi" một năm.

"Efterskole" là các trường tư thục và cũng được nhà nước tài trợ, phụ huynh chỉ phải đóng 30% chi phí. Sau 10 năm học tập mệt mỏi, thậm chí buồn tẻ, các bậc cha mẹ muốn con cái họ đổi gió để có những trải nghiệm mới và có thời gian để suy ngẫm về quãng đời đã qua và quãng đời sắp tới.

Học sinh vào học efterskole phải ở nội trú xa gia đình nhưng ở đó chúng có dịp được làm quen, kết bạn và học hỏi lẫn nhau. Chương trình học chủ yếu là các hoạt động tập thể, vui chơi, thể thao, đi dã ngoại. Sau một năm ở efterskole, các em có thể tiếp tục học nốt mấy năm trung học.

Một đất nước đáng yêu không hẳn vì ở đó có những phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ được cả thế giới công nhận. Một đất nước đáng yêu còn bởi vì đất nước có những người trẻ tuổi đại diện cho ngày hôm nay nhờ được hưởng một nền giáo dục quốc dân tuyệt đối vì trẻ em một cách vô điều kiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.