Phương pháp hiệu quả điều chỉnh hành vi trẻ ngang ngạnh, bướng bỉnh

Một đứa trẻ bướng bỉnh có thể có những cư xử không phù hợp, cha mẹ hãy thử các phương pháp dưới đây để giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình.

Phương pháp hiệu quả điều chỉnh hành vi trẻ ngang ngạnh, bướng bỉnh

Đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh luôn là một thách thức lớn đối với mỗi người cha mẹ, vì trẻ có thể khiến những việc cơ bản hàng ngày như tắm rửa, ăn uống hay đi ngủ trở thành một cuộc chiến.

Thông thường trong trường hợp này các bậc cha mẹ lựa chọn phương pháp nhượng bộ nhưng đây dường như là một biện pháp không phù hợp.

Cách tốt nhất để đối phó với một đứa trẻ là cho chúng thấy rằng hành vi của chúng không mang lại hiệu quả. Hãy chú ý đến các hành vi tốt mà trẻ đã thực hiện và cho trẻ thấy kết quả của chúng.

Dưới đây là một vài lời khuyên mà các chuyên gia đã dành cho các bậc cha mẹ để đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh.

1. Lắng nghe và đừng tranh cãi

Mọi cuộc nói chuyện đều là sự tương tác hai chiều, nếu như bạn muốn trẻ lắng nghe mình nói, trước hết hãy lắng nghe tâm sự của trẻ.

Những trẻ có tính cách bướng bỉnh thường thích tranh luận, trẻ có thể trở nên bướng bỉnh và khó chịu hơn nếu như không được lắng nghe. Hãy thử nói chuyện với trẻ một cách thật cởi mở về những nguyên nhân làm cho trẻ khó chịu.

2. Đừng ép buộc trẻ

Khi bạn ép trẻ vào một khuôn khổ nào đó, trẻ thường có xu hướng nổi loạn và có các hành vi chống đối. Đây là một phương pháp gây phản tác dụng, vì vậy thay vì ép buộc trẻ làm gì đó bạn hãy thử cách kết nối với trẻ.

Ví dụ, nếu như trẻ muốn xem ti vi trước giờ đi ngủ, việc bạn ép trẻ tắt ti vi và đi ngủ ngay sẽ không thể giúp ích được gì, thay vào đó hãy tỏ ra quan tâm đến những gì trẻ đang xem. Khi đó bạn sẽ được kết nối cảm xúc với trẻ, khi bạn hiểu được những gì trẻ đang nghĩ hãy giải thích về những việc đúng đắn mà bạn muốn trẻ làm, trẻ sẽ dần trở nên cởi mở và dễ nghe lời hơn.

3. Cho phép trẻ lựa chọn

Trẻ con cũng có những suy nghĩ của riêng mình và biết rằng bản thân muốn và không muốn làm gì. Khi bạn yêu cầu trẻ làm một điều gì đó mà trẻ không muốn, đáp lại sẽ là sự phản kháng của trẻ. Do đó, bạn hãy đưa ra cho trẻ một vài lựa chọn khác nhau để trẻ tự quyết định cho mình.

4. Giữ bình tĩnh

Sẽ có trường hợp các bậc phụ huynh không thể giữ được bình tĩnh và la mắng khi trẻ không nghe lời, tuy nhiên việc đó chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Các bậc cha mẹ nên điều chỉnh cuộc trò chuyện sang một hướng khác nhẹ nhàng hơn và giải thích cho trẻ hiểu rằng trẻ nên và không nên làm gì.

Bên cạnh đó, bạn nên tìm kiếm những thứ làm cho bản thân bình tĩnh hơn. Một bản nhạc nhẹ nhàng mà trẻ và bạn đều yêu thích cũng có thể khiến cho không khí được giải tỏa và mọi người trở nên bình tĩnh hơn.

5. Tôn trọng trẻ

Nếu như bạn muốn con cái tôn trọng mình, bạn hãy cũng tôn trọng trẻ. Trong nhiều trường hợp, trẻ con sẽ không chấp nhận một số thứ nếu như bị ép buộc. Dưới đây là một số cách để bạn có thể xây dựng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau với con của mình:

- Đừng khăng khăng bắt trẻ phải làm một điều gì đó mà hãy tìm kiếm sự hợp tác của trẻ.

- Đặt ra các quy tắc nhất quán đối với trẻ.

- Đừng gạt bỏ cảm xúc của trẻ mà hãy thông cảm với chúng.

- Hãy để cho trẻ tự làm những gì trẻ có thể.

- Nói rõ cho trẻ về những gì bạn muốn nói và làm những gì bạn nói.

6. Tạo cho trẻ một môi trường tốt

Trẻ con học hỏi bằng cách quan sát và trải nghiệm mọi thứ xung quanh. Nếu như sống trong một môi trường mà thường xuyên phải chứng kiến sự bất hòa, cãi vã của các thành viên trong gia đình, trẻ có thể trở nên nhạy cảm và bướng bỉnh hơn. Do đó, hãy để cho trẻ được sống trong môi trường hòa thuận và lành mạnh để có thể học được cách cư xử tốt hơn.

7. Đặt mình vào suy nghĩ của trẻ

Để hiểu rõ hơn về hành vi của những đứa trẻ bướng bỉnh, hãy thử đặt mình vào tình huống và suy nghĩ từ quan điểm của chúng. Hãy thử suy nghĩ rằng, ở trong tình huống đó, tại sao trẻ lại quyết định cư xử như vậy.

Khi bạn càng hiểu nhiều về con mình, bạn càng có thể đối phó với các hành vi bướng bỉnh của trẻ. Hãy thông cảm với trẻ nhưng không nên nhượng bộ với các hành vi của trẻ.

Ví dụ, nếu như trẻ không chịu làm bài tập về nhà, hãy thử tìm hiểu xem lý do là gì, nếu như lý do là do có quá nhiều bài tập và trẻ không thể làm hết ngay được, hãy giúp trẻ phân chia chúng thành các phần nhỏ và thực hiện từ từ.

8. Củng cố hành vi tích cực

Sẽ có lúc bạn rơi vào tình huống không biết phải làm gì với những đứa trẻ bướng bỉnh để kiểm soát hành vi của chúng. Tuy nhiên, nếu như bạn phản ứng mà không suy nghĩ, bạn có thể làm cho trẻ hiểu sai và cư xử tồi tệ hơn.

Một phương pháp thích hợp được sử dụng trong trường hợp này là bạn hãy thử đưa ra những đề nghị đúng đắn và hỏi trẻ rằng muốn thực hiện điều đó không. Những đề nghị hấp dẫn và hợp lý sẽ được trẻ chấp thuận và các hành vi của trẻ sẽ được điều chỉnh tốt hơn.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...